VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 453

đều là thuộc tay trời cả thì sao mà ta không thấy nảy ra một lòng sợ
được? Sợ như thế thật là chính đáng.

Một nước mà dân chúng biết ơn và sợ Trời như thế thì nước mới

có thể tồn tại được. Bởi lẽ nước tồn tại được là do ở dân mà dân
biết ơn trời và sợ phép trời thì bao nhiêu tâm tính trời phú cho mới
giữ được. Sách Trung dung có chép: "Biết giữ theo tâm tính trời cho,
ấy tức là đạo đức".

Lập một nước cũng như xây một nhà. Nhà cần nền móng thì

nước cần đạo đức. Đức Khổng Tử khi xưa gặp Cảnh Công nước Tề,
Cảnh Công hỏi: "Làm thế nào mà trị nước?" Khổng Tử đáp: "Trong
nước lúa gạo là cần mà thực không cần lắm. Đạo đức cần hơn vì
nếu trong nước vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha,
con không ra con, không còn trật tự nữa, sinh ra loạn lạc thì hỏi có ai
ngồi yên mà ăn được không?"

Xem vậy, đạo đức là cần cho một nước. Cái gì gây ra đạo đức? Đó

là do lòng tin trời mà người dân biết giữ theo tâm tính trời phú cho.

Nói rộng ra một nước thì lúc nước mạnh người dân cảm ơn trời, lúc

nước yếu thì người dân kêu van trời; nói hẹp lại một người, thì lúc
người ta sướng người ta biết ơn trời, lúc người ta khổ người ta than
trời; nhất nhất, buồn vui sướng khổ, người ta đều muốn tố cáo
với trời vì sợ phép trời.

Ta vẫn thường kêu lúc vui: "Nhờ giời tôi khoẻ!" hay than: "Giời

ơ

i!" khi ta khổ để nhẹ được lòng. Nhưng xét như thế thực không đủ.

Nhiều khi ta thấy cần phải trực đạt với trời nữa. Tiếc thay trời lại
không thể trực tiếp với dân, bởi thế phải dùng một người làm trung
gian: người ấy là vua vậy. "Trời thương muôn dân, đặt ra có vua, có
thầy" là thế! Bởi vậy ở các nước quân chủ mà vua có quyền, có
nhân thì dân biết ơn vua và sợ vua như trời. Lịch sử ta thường chép

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.