Ấn Độ huyền bí
Một nước nhiều tôn giáo nhất
Nói đến Ấn Độ, ai cũng phải công nhận đó là nước bí mật cả về
phương diện chính trị và tôn giáo. Trong xứ Ấn Độ rộng lớn có rất
nhiều tôn giáo thường chủ thuyết trái ngược hẳn nhau. Trong số
327 triệu dân Ấn Độ thì số dân theo về đạo Bà-la-môn và Ấn Độ
giáo (Hindouisme) tức là đạo Bà-la-môn cải lương giản đi hơn nhiều,
đã có tới 240 triệu còn dân theo Hồi giáo, Thiên chúa giáo chỉ có độ
80 triệu. Ngay trong đạo Bà-la-môn và Ấn Độ giáo cũng đã chia ra
nhiều phái khác nhau. Đạo Bà-la-môn là tôn giáo tối cổ ở Ấn Độ,
tiếp với thời kỳ Védisme là thời kỳ thứ nhất trong lịch sử Ấn Độ.
Bà-la-môn không những là một tôn giáo mà còn là một tổ chức xã
hội và chính trị của Ấn Độ thịnh hành nhất vào hồi bảy thế kỷ
trước Thiên Chúa giáng sinh. Cái cốt yếu của đạo Bà-la-môn là chế
độ các giai cấp. Bốn giai cấp truyền thống ở Ấn Độ là giai cấp
thầy tu "Brahmanes", giai cấp "Kchatryas" gồm các võ sĩ, giai cấp
"Vaçyas" gồm bọn trưởng giả, các nhà thương mại và giai cấp
"Soudras" gồm các nhà tiểu công nghệ và nông dân. Ngoài các giai
cấp đó là hạng cùng khốn, hạng người không trong sạch, không có
nghề nghiệp và kế sinh nhai, bị khinh rẻ bạc đãi đủ cách. Hạng này
ở
riêng hẳn một khu và khi đi ra đường phải đánh lệnh báo hiệu để
cho các hạng người khác tránh xa. Hạng cùng đinh đó rất đông,
chiếm tới 60 triệu dân Ấn Độ. Đạo Bà-la-môn không bao giờ tha
thứ cho bọn họ nên gần đây họ phải theo các tôn giáo khác nhiều.
Trong bọn thầy tu Bà-la-môn cũng có nhiều hạng mà cách tu
hạnh khác nhau. Hạng thì tu phép khổ hạnh, hạng thì tu theo phép
Tăng Kiu (Samkhya) hạng thì tu theo phép Du-ca (Yoga) tức là phép