Thiền na (Dhyana). Những hạng thầy tu này đều tu với mục đích
sống lâu và có thể lên cõi trời. Trong các phái thầy tu đó hạng tu
theo phép khổ hạnh nghĩa là giữ giới, nhịn ăn nhịn mặc, mỗi ngày chỉ
ăn cầm hơi một hạt gạo rồi ngồi tĩnh toạ suốt đời và hạng thầy
tu Yogi tu theo phép Du-ca nhiều hơn cả. Hiện nay ở Ấn Độ cũng
đang còn nhiều các thầy tu Yogi đó.
Còn "Fakir" là hạng thầy tu thường làm trò quỷ thuật và dùng các
thuật đó làm kế sinh nhai. Các nhà văn, các nhà báo Âu tây sang du
lịch để khảo cứu về Ấn Độ thường nói đến các thầy tu đó luôn.
Trong cuốn Inde secrète (Ấn Độ bí mật) tác giả là Paul Prunton
đã nói nhiều về các thầy tu đắc đạo (Yogi) và bọn Fakir thường
đem pháp thuật để làm trò cho công chúng xem.
Mười năm ăn một hạt gạo mà sống
Theo lời tác giả, các bậc chân tu đắc đạo được một số nhiều
người tôn sùng không có mấy. Còn hạng thầy tu "vườn" thì nhan
nhản khắp nước, đâu đâu cũng có, cả ở thành thị và thôn quê. Có
những bậc thầy tu hàng mấy chục năm không nói một tiếng, khi
muốn bày tỏ ý nghĩ gì, thì chỉ dùng ngón tay chỉ vào các chữ trong
Phạn tự hoặc một thứ chữ Ấn Độ nào rồi có các đồ đệ thông ngôn
cho người ngoài biết. Lại có hạng thầy tu ngồi tĩnh toạ, nhập định
hàng bao nhiêu năm, lúc đầu còn ăn một ít cơm gạo để cầm hơi
rồi sau dần tuyệt thực hẳn, có hạng lại chỉ sống về các thứ hoa
quả.
Lúc nhập định thì bọn thầy tu ngồi yên nhắm nghiền mắt lại,
óc chỉ nghĩ đến một mục đích gì nhất định, còn ngoài ra không để ý
đến các vật xung quanh mình nữa.
Nhiều vị thầy tu đắc đạo được coi như những bậc hiền triết,
những vị tiên tri, những bậc cứu dân, độ thế, cả dân Ấn ai nói đến