Dân cư và thành thị Algérie
Làng Algérie rộng tới 500.000 mẫu tây
Bình định xứ Algérie rồi, hoàng đế Napoléon III nước Pháp
liền nghĩ cách tổ chức việc cai trị xứ ấy. Trước hết hoàng đế bãi
chức toàn quyền và ngày 24 Juin 1858 hạ dụ lập thêm một bộ trưởng
nội các, gọi là bộ Algérie, nghĩa là ngài sáp nhập cả Algérie vào nước
Pháp. Hai năm sau, bộ ấy bị bãi bỏ, hoàng đế lập lại phủ toàn
quyền. Rồi tới năm 1863, hoàng đế lại định lập Algérie thành một
nước A-rập tự trị, đặt dưới quyền kiểm soát của nước Pháp, nhưng
kết quả chẳng được vui lòng.
Cuộc cai trị Algérie hiện thời là dựa vào đạo sắc dụ ngày 24
Octobre 1870. Đứng đầu toàn xứ là quan toàn quyền do quan
thượng thư nội vụ tuyển bổ (chứ không phải do quan thượng thư
thuộc địa), có quan phó toàn quyền và hội đồng chánh phủ giúp
việc.
Xứ Algérie chia làm ba phần: một là các hạt phía bắc, rộng
230.000 cây số vuông, gồm có ba quận Alger, Oran, Constantine,
mỗi quận do một quận trưởng và các quan quận phó cai trị, như các
quận nước Pháp; hai là các hạt phía nam, gồm có bốn hạt Ain Sefra,
Ghardaia, Touggourt và các mậu lâm (oasis)
ở sa mạc. Bốn hạt này
đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của quan toàn quyền. Ngài chia các
hạt ấy ra thành từng "khu vực" (cercle) do các quan coi việc bản xứ
cai trị. Theo luật ngày 14 Décembre 1900, các hạt phía bắc có một
ngân sách riêng, được hưởng pháp nhân tư cách và quyền mở công
thải để làm những việc công ích lớn. Từ năm 1898, có các đoàn đại
biểu tài chính (cũng như viện dân biểu ở ta) và thượng đỉnh hội nghị
bàn xét dự toán của chánh phủ.