Ngoài Constantine ra, những thành phố biển như Bône 52.000
dân cư hiện nay còn nhiều bể nước làm từ thời thuộc La-mã. Ở nội
địa thì có thị trấn Guelma ở gần biên thuỳ xứ Tunisie, sản một
giống bò rất khoẻ; thị trấn Timgad với nhiều di tích thời thuộc
La-mã như di tích khải hoàn môn Trajan, rạp hát lớn dung tới 4.000
khán giả, 12 bể tắm công cộng, có bể rộng bát ngát, dung được
20.000 người; thị trấn Lambère ở vào giữa thành phố Timgad và
Batna (12.225 dân cư) và thành Tébessa cũng có nhiều di tích cổ như
khải hoàn môn Caracalla và đền thờ Minerve.
Ở
phía nam núi Aurès, qua khe El-Kantara, người ta tới thành
Biskra. Ở phía này, Biskra là thành phố thứ nhất của miền sa mạc.
Ở
giữa một khu rừng 150.000 gốc chà là, Biskra thật giống một hải
cảng ở sa mạc, nơi mà các đoàn lạc đà sau ba bốn tháng đường
trường mệt nhọc tới tĩnh dưỡng nghỉ ngơi. Thành này ngày nay thành
một thành phố tị hàn. Từ tháng Novembre tới tháng Avril, các khách
sạn, nhiều nhà rất lịch sự sang trọng, chật ních những người tứ xứ
tới tránh rét. Vì mùa đông, khí hậu ở đây cũng dễ chịu như tại bờ biển
vậy. Ban ngày hàn thử biểu trỏ 10 độ. Buổi chiều mát mẻ dễ chịu.
Ban đêm thì trăng sao vằng vặc, tạnh ráo như ở sa mạc Sahara (xem
bài riêng của Tùng Phong).
Có lẽ chỉ có ở Sahara và ở đây là có
những trời sao xán lạn trong sáng.
Các hạt miền nam tức là bắc bộ sa mạc Sahara (nam bộ Sahara
thuộc Tây Phi thuộc Pháp) rộng tới 2 triệu cây số vuông nhưng dân
cư chỉ vẻn vẹn có 545.000 người, trong đó non 5.000 người Âu. Vì đó
là sa mạc. Dân cư chỉ tụ tập được ở các nơi mậu lâm (oasis). từ năm
1902, chánh phủ Pháp đặt ra đội quân canh gác sa mạc và đào các
giếng khơi, số mậu lâm ngày một mở mang ra và đất trồng trọt
đồng thời cũng tăng lên vì có đủ nước.
Các hạt miền nam đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của quan
toàn quyền, gồm có bốn thị trấn Ain-Sefra, Onargla, Laghouat,