VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 522

"Hơn nữa, Đoạn trường tân thanh đầy dẫy triết lý nhà Phật.

Những người tu hành đạo Phật tất được cảm tình của Nguyễn Du.
Thế mà Nguyễn Du đã để trong miệng một nhà sư, sư Tam Hợp, một
câu rất chướng về chuyện Kiều khuyên Từ Hải ra hàng: Hại một
người, cứu muôn người. Biết đường khinh trọng, biết lời phải
chăng"

1

Trở lên trên là ý kiến của ông Hoài Thanh về đoạn Kiều mắc

mưu Hồ Tôn Hiến, giết oan Từ Hải. Tôi sẽ không nói rằng, khi
phát biểu ý kiến ấy, ông Hoài Thanh đã quá nghiêm khắc với cô
Kiều và Nguyễn Du biết bao nhiêu. Tôi cũng không dám có cái
mong ước bào chữa cho Nguyễn Du về một điểm mà người ta có thể
lầm về cụ. Không. Tôi chỉ muốn, trong phạm vi của cái bài nhỏ
mọn này, giãi bày một ý kiến về Từ Hải trong Minh sử và Ngu sơ
tân chí
với Từ Hải của Nguyễn Du, và lạm bàn về cái "tình" của Thuý
Kiều và Từ Hải. Có lẽ do đó, tôi sẽ nói được ra cái ý mọn của tôi về
câu: "Xét mình công ít tội nhiều", và nếu vì đó, mà tỏ được ra rằng
câu nói của Kiều không khó nghe một chút nào, mà Nguyễn Du
không chướng một chút nào, thiết tưởng cũng là một điều may cho
tôi vậy.

Trước hết, ta hãy xem Từ Hải theo người Tàu là một người như

thế nào, nhiên hậu ta mới có thể biết cái lòng của Kiều đối với Từ
Hải ra sao.

Theo thuyết bộ Ngu sơ tân chí, thì trong Vương Thuý Kiều

chính truyện, Kiều không phải chỉ khuyên Từ Hải ra hàng mà thôi.
Chính Kiều đã cố ý âm mưu với Hồ Tôn Hiến xui Từ Hải ra hàng,
mà xui như thế không phải chỉ vì có mỗi một mục đích là mong "phu
quý phụ vinh".

Nguyên Kiều vốn họ Mã, người ở Lâm Tri. Vì gia biến, nàng

phải đem mình dấn vào làng ca kỹ ở Giang Nam. Người chủ nàng đổi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.