VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 629

trò. Và việc đó cũng đã kéo dài ra cho mãi đến tận hôm xảy ra cuộc
chính biến ở đây: học trò đã xin truất ba vị giáo sư bất lực và bất
chính kia, và từ đó, sự học ở trường này đã được hoàn toàn cải cách.

Nói đến đây người ta không thể không nhớ đến trường Cao đẳng

Mỹ thuật. Ta hãy xét kỹ lưỡng xem ở trường này có điều gì cần phải
cải cách không?

Ta nên nhớ rằng trường Cao đẳng Mỹ thuật đào tạo nên những

nghệ sĩ. Mà trong lúc quốc gia cần đến hay sắp cần đến kiến
thiết thì bổn phận nghệ sĩ là phải sửa soạn để dìu dắt nền công
nghệ về phương diện mỹ thuật. Muốn dìu dắt nền công nghệ cho
hiệu quả, nghệ sĩ cần phải liên lạc với những ngành đó và phải am
hiểu đến những chi tiết nhỏ của mọi nghề. Mà nghề, nào có phải
là ít, ấy là chỉ nói riêng về công nghệ có liên lạc đến mỹ thuật thôi.

Ta hãy kể thử ít nghề: nghề thêu, dệt, đan, khảm, chạm, trổ, sơn,

nghề đồ gốm, đồ sứ, đồ gỗ, thuỷ tinh, nghề in, nghề đóng
sách, nghề làm đồ chơi trẻ con, nghề làm mũ, đóng giày, nghề
đúc đồng, hàng thiếc, nghề làm quạt, nghề rèn sắt, xây nhà,
nghề thợ may, nghề diễn kịch, và còn bao nhiêu nghề nữa!

Những nghề đó đều có liên lạc mật thiết với mỹ thuật, một

nghệ sĩ tự trọng phải hiểu thấu đến cả những chi tiết cỏn con. Và
đó mới là những nghề mà trong nước đã có sẵn, chỉ cần chỉnh đốn
lại và khuếch trương thêm. Ngoài ra lại còn những nghề cũng cần
mà hầu hết các nước Á Đông có rồi, chỉ riêng nước ta chưa có, như
nghề đúc sắt, đúc thuỷ tinh, in màu trên sắt tây, nghề chế
thuốc, nghề dệt len, nghề chế đồ nhựa, v.v. Tất cả những nghề
đó, chỉ có một "nghệ sĩ lý tưởng" mới hiểu biết hết, nghĩa là chỉ có
nghệ sĩ nào hiểu biết cho hết được, việc đó ra ngoài sức của một
người, dù người đó là nghệ sĩ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.