sáng bằng đèn huỳnh quang và có mùi chua của phòng thí nghiệm hoá học.
SPI nằm giữa mạng lưới các hành lang, giốn như cái hộp nhỏ, rất khó xác
định từ không gian hai chiều trên bản đồ.
Tôi bắt đầu bước đi và đọc biển hiệu trên các cánh cửa. Phòng nồi hơi, khu
chứa đồ. Một loạt các cánh cửa có ghi là Hậu cần và nhiều cánh cửa khác
không ghi gì cả.
Hành lang ngoặt phải.
Chụp hoá quang phổ. Hồ sơ X-quang. Hồ sơ mẫu vật. Một tấm biển to ghi:
Nhà xác: Không được vào nếu không được phép.
Tôi dừng lại. Không ngửi thấy mùi formalin, không có dấu hiệu nào về sự
chết chóc, chỉ có sự im lìm và mùi acetic cùng với không khí lành lạnh có
lẽ là do nhiệt độ thấp gây ra.
Tôi hình dung tấm bản đồ trong đầu. Nếu tôi nhớ chính xác thì rẽ phải một
lần nữa, rồi rẽ trái và đi một đoạn ngắn mới tới được SPI. Tôi lại bước đi và
nhận ra rằng từ khi xuống tới đây tôi chưa hề gặp người nào khác. Không
khí trở nên lạnh lẽo hơn.
Tôi rảo bước, chút nữa thành chạy thì một cánh cửa bên tường phải đột
nhiên bật mở, nếu không tránh nhanh thì nó đã đập vào tôi.
Tường bên phải hoàn toàn không có biểu hiện gì hết. Mấy người đàn ông
mặc bộ đồ bảo hộ lao động xám xuất hiện, tay ôm máy tính, nhưng là
những chiếc máy tính rất lớn. Họ hằm hằm bỏ đi. Rồi hai người công nhân
nữa xuất hiện. Cuối cùng là một người đàn ông, tay áo xắn lên cao, cơ bắp
cuồn cuộn đang ôm chiếc máy in laze. Một tấm thẻ tra cứu bằng bàn tay
dán vào chiếc máy in. Tấm thẻ ghi: L.Ashmore, M.D.
Tôi bước qua cánh cửa ấy và phát hiện ra Presley Huenengarth đang đứng ở
bậu cửa, tay cầm nắm giấy in. Phía sau anh ta là những bức tường màu be
không trang trí, đồ đạc bằng kim loại màu đen, vài cái máy tính trong tình
trạng không được nối mạng.
Một chiếc áo choàng trắng treo trên giá là dấu hiệu duy nhất chứng tỏ có
cái gì đó là sự sống chứ không phải những con toán bất động đã được trông
thấy ở đây.
Huenengarth nhìn tôi chằm chằm.