Poirot đi lại trong phòng, sửa lại chiếc ghế cho ngay ngắn, sau đó đăm
chiêu nói.
- Đúng, tôi cũng có ý kiến như thế. Nhưng anh bạn ạ, ở đây không có sự
thật “tất nhiên” nào cả. Nói theo ngôn ngữ luật thì bà Belrody không có lỗi.
- Không có lỗi trong vụ án kia thì có thể, nhưng không phải trong vụ này.
Poirot ngồi xuống, nhìn tôi vẻ suy nghĩ:
- Thế anh có ý kiến chắc rằng bà Daubreuil đã giết ông Renauld, hả anh
Hastings?
- Đúng thế.
- Nhưng tại sao?
Poirot hỏi tôi câu đó bất ngờ đến nỗi tôi đâm thất vọng.
- Sao lại tại sao? - tôi bắt đầu nói - Là bởi vì rằng… - đến đây tôi ấp úng.
Poirot gật đầu:
- Anh thấy đấy. Anh lập tức va phải đá ngầm. Tại sao bà Daubreuil lại giết
ông Renauld? Tôi thậm chí không thể tìm thấy một chút động cơ nào. Cái
chết của ông ta không mang lại chút lợi nào cho Daubreuil cả. Nếu cho
rằng bà ta là tình nhân hoặc kẻ dọa tố giác thì bà ta vẫn là kẻ thua cuộc.
Không bao giờ có những vụ giết người không có lý do. Tội ác thứ nhất
thuộc loại khác, trong đó có sự lôi kéo của vị hôn thê giàu có muốn thay thế
vị trí người chồng.
- Tiền bạc không phải bao giờ cũng là động cơ duy nhất của việc giết người
- tôi phản đối.
- Đúng thế - Poirot điềm tĩnh đồng ý - Có nhiều nguyên nhân để phạm tội.
Chẳng hạn, có vụ giết người do dục vọng, hoặc giết người là kết quả của
một ý nghĩ luôn ám ảnh mà tiền đề là hình thức rối loạn tâm lý nào đó của
kẻ giết người. Sự say mê giết người và bệnh cuồng tín tôn giáo thuộc loại
này. Chúng ta có thể loại chúng ra khỏi trường hợp này.
- Thế còn về sự phạm tội trên cơ sở tình yêu? Anh cũng loại ra à? Nếu bà
Daubreuil là nhân tình của ông Renauld, nếu bà ta phát hiện thấy sự gắn bó
của ông ta giảm dần, hoặc nếu sự ghen tuông của bà ta được khơi dậy bởi
một hoàn cảnh nào đấy, phải chăng bà ta không thể lấy dao đâm ông ta