NĂM
....tương lai là một chuỗi bất ổn khó
lường, buộc con người hạ mình
xuống....
15
S
ẩm tối, dì Sáu mừng rơn khi ông Choỏng tươi cười co chân bước qua
ngưỡng cửa. Tên là Sanh, con đầu nên nhà kêu bằng Hai Sanh, nhưng hồi
nhỏ xíu theo cha tập kết năm 54 thì Sanh thành Sinh, và chữ Hai đệm đầu
biến mất vì không hạp thủy thổ và văn hoá miền Bắc anh hùng. Nhưng khi
giải phóng xong miền Nam thành đồng đi sau về trước, cán bộ địa phương
nào về địa phương nấy thì Sinh lại tức thì trở thành Hai Sanh, và cố sửa cái
giọng Hà Nội đã thành nếp trong cổ họng thời Sinh viên đi học trường Đại
Học Kinh Tế. Những năm đầu, các đồng chí xưa "nằm vùng" nắm quyền,
nhưng chỉ mấy năm sau cán bộ được đào tạo chính qui từ miền Bắc hồi
hương chuyển thế thượng phong. Hai Sanh là cán bộ chuyên viên cho ban
kinh tế Huyện Cái Nước, thường oang oang là ở chỗ nào mà phục vụ được
nhân dân là có mình, nhưng trong lòng không phục những cán bộ chính trị
chỉ hồng mà không chuyên, dùng chữ "nòng cốt" như lá chắn mỗi khi gật
gù vì không nắm chi hết. Rất nhanh, Hai Sanh hiểu ra chuyên là chuyện nói
dzậy mà không phải dzậy. Kinh nghiệm "nhất thân nhì thế". Nhìn quanh,
Hai Sanh tìm cơ hội "hy sinh để phục vụ". Cơ hội đó thu gọn trong một cá
nhân nặng 50 kí, hơi xấu một chút nhưng cũng "trình độ", là đồng chí gái
Minh Thu, ái nữ của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, hiện công tác phụ nữ
trong Mặt Trận. Dịp lễ thành hôn, ông Chủ tịch khi trước là chiến hữu của
cha Hai Sanh nâng ly tưởng nhớ người bạn đã chết cho tổ quốc. Nước mắt
rưng rưng, giọng nghẹn ngào, ổng nói Hai Sanh không chỉ là rể mà cũng là