19
Dì Sáu bước vào, nhìn Tư lạ lẫm một thoáng. Ôm chầm lấy con, dì trầm
trồ:
- Trời, con đổi quá, đi đường má gặp mà không để ý là nhìn không ra đâu
cà!". Đẩy Tư lùi một bước, dì ngắm, giọng kiêu hãnh "...thiệt đẹp, nhìn như
minh tinh màn bạc. Má hồi trẻ nhìn giống hệt con, nhưng xưa mình dân
ruộng đâu có son phấn chi như thời nay!
Chế Lềnh sau nhà bước lên, cười ha hả:
- Sao... Sáu coi nhỏ Tư như dzầy, được chưa. Gốc làm ruộng muốn tẩy
cho sạch thì phải đợi da bớt sạm nắng, lúc đó khỏi thoa phấn!
Ôm lấy mẹ, Tư gọi "Má, má..." rồi bật khóc. Không hiểu sao, có mẹ ở
bên mà Tư thấy mình bơ vơ. Hiểu lờ mờ mình không còn là con Tư xóm
Mũi, nỗi tủi phận dâng lên, và bỗng nhiên Tư bực bội nhìn chế Lềnh, gằn:
- Mắc gì phải tẩy gốc ruộng, thoa son trát phấn thì sạch sẽ nỗi gì?
Chế làm lơ không đáp, kéo cho dì Sáu ngồi, hềnh hệch:
- Ngổ biết rồi, ông Choỏng cho hay giấy phép có rồi, phải không!
Nhìn dì gật đầu, chế tiếp :
- Ổng biết hai người mình hợp đồng buôn bán, ổng kêu phải "vô nước"
thêm, khen nẩy biết điều, làm ăn chắc hẩu a!
Dì Sáu mỉm cười. Dĩ nhiên dì biết điều, để Hai Sanh kêu cực kỳ đôi ba
lần rồi ngáy phì phò, từ đó đến nay đã bốn năm đêm cán bộ Tỉnh công tác ở
Huyện, ngủ hoang nên không lo lời vợ dọa lăng xăng là cắt cái đó. Hết
tháng, dì chỉ mong một điều, là mình tắt kinh, và thế là được đứa con đơm
hoa kết nhị trong bụng. Dị nghị, dì bất cần. Là vợ bé ư, có sao. Và làm ăn
mà có ông phó ban Kinh Tế Tỉnh đỡ đầu thì còn sợ gì!
Đợi Tư đi học tiếng Anh, chế Lềnh và dì Sáu kiểm điểm công việc. Dự
án đã đi được ba phần tư đường, chi phí không phải ít. Chế tính tiền Tư học
Anh văn, học trang điểm thẩm mỹ với Nguyệt Hoa, tiền quần áo hiện đại,
tầu xe...và kết luận đầu tư vào Tư nay lên 320 đô Mỹ. Thấy dì Sáu tái mặt,
chế thủng thẳng nhưng quả quyết : "Nếu dự án ở chặng cuối thành công thì