Không mà bà xin cho hai đứa nhỏ vào chùa mà vì chữ có, tối thiểu là có
của bố thí cứ mỗi hai ngày Sư ôm bình bát lẳng lặng đi khất thực từ đầu
đến cuối xóm. Cán bộ xã từng tới gặp, nói thẳng thừng :
- Anh Ba à, anh cũng từng học như bọn tui rằng tôn giáo là thuốc phiện.
Anh xưa là cán bộ chủ chốt, nay "trên" nói anh vì bất mãn mà vô chùa là
với mục đích bêu riếu Cách Mạng. "Trên" sẵn sàng đề anh có lương hưu
đàng hoàng, nhưng anh phải ra khỏi chùa, và không được đi ăn xin như
vầy...
Sư không nói không rằng, miệng niệm nam mô.
- Tụi tui biết anh là người tốt, nên tình nghĩa với anh, chớ người khác thì
tụi tui sẽ dùng bạo lực Cách Mạng...
Trừng mắt lên, Sư hoá thân thành Ba Tri, người chỉ huy du kích Đất Mũi
mới năm nào. Cán bộ xã khựng lại, nhìn xuống đất, không dám đối mặt chỉ
huy cũ. Ba Tri nhắm mắt, nhủ thầm, nói gì cũng vô ích. Giặc ngoài đánh,
không dễ nhưng có hy vọng thắng. Giặc trong, trời đất hỡi, chúng ngu dốt,
đần độn nhưng chúng cũng là một phần chính mình, không lẽ lại giấu súng
đạn, đào hầm bí mật, và tiếp tục cái ác nghiệp luân hồi?
Ba Tri vô vọng, chỉ lại thều thào nam mô. Không biết động lực nào khiến
Ba Tri bỗng nhiên cất lời tụng kinh Thủy Sám. Lần này, kinh tụng cho
những người đang còn sống.
Bà Ba Thôi hắng giọng giục con ăn cho xong, rồi nhìn Sư, vẻ chờ đợi.
Sư nhắm mắt, tay lần tràng, lát sau từ tốn nói nho nhỏ:
- Bà à - Sư trầm giọng - mấy đứa nhỏ khi đói cứ tới ăn, ở chùa có gì ăn
nấy... Nhưng tui chẳng thể để tụi nó ở đây, xã đã cấm người lạ.
Bà Ba Thôi khóc tức tửi nhưng không nói gì thêm.
27
Mở cửa, Tư vào nhà, nước mắt rưng rưng. Giờ này, chắc Thẻo đang trên
bờ vuông tôm. Tư nhìn quanh, lòng trống tênh, lẳng lặng dựa vào vách. Tay
đưa lên vuốt mớ tóc nay đã cắt kiểu, ngắn, lởm chởm như chó liếm, nó tự
hỏi chẳng biết Thẻo sẽ nghĩ sao. Hai ngày xe khiến Tư oải người, mắt khép,
ngả mình xuống nằm. Nhớ đến Sương, Tư thầm cảm ơn. Khi xây sẩm mặt