giãi bày ý kiến của tôi với Đại-uý. Đại-uý cho rằng tôi bất
bình về những đồn luỹ của bọn giáo-sĩ lập nên, điều đó, Đại-
uý nói đúng. Vậy xin Đại-uý là đại-biểu của nước Pháp ở đây
biết cho rằng ý tôi chỉ muốn lánh vào một nơi tĩnh-mịch
không phải làm nô lệ ai và ở trên một khu đất không phải
của riêng ai hết, giữa trời và đất. Làm gì ? Rồi trở nên thế
nào ? Tôi không biết mà tôi cũng không nghĩ tới. Xin chúc
Đại-uý được khang thọ… »
Sang tháng Chạp 1886, Triều đình phái Hoàng-kế-Viêm
ra Quảng-bình chiêu dụ đảng Văn-Thân và khuyên Lê-Trực ra
hàng. Nhưng việc làm của Hoàng-kế-Viêm không có kết quả.
Từ Động-hải ra Quảng-khê, rồi lại từ Quảng-khê đi Thọ-ngôn,
kẻ mang sứ mệnh của vua Đồng-Khánh chung qui chỉ bị phỉ
báng mà không nên công cán gì.
Tôn-thất-Đạm thừa lúc quân Pháp bất động, cho triệu Lê-
Trực và Nguyễn-phạm-Tuân lên tổ chức một đội quân ở
Thượng-du sông Nam và tiếp nhận các toán quân từ phía Bắc
dồn xuống.
Hoà chẳng được, quân Pháp lại xoay sang mặt chiến. Tại
Minh-cầm, Đại-uý Mouteaux lập đồn luỹ và phái người đi do
thám các nơi. Khi đánh một đồn nhỏ trong có chừng 50 tên
quân, Đại-uý bắt được tên cựu lý-trưởng xã Lâm-lang. Bị tra
tấn, tên này chỉ những chỗ-yếu của Nam-quân và nói rõ là
Nguyễn-phạm-Tuân có ước một ngàn quân, đóng tại Tuyên-
hoá.
Ngày 17 tháng Hai 1887, viên Đại-uý quản đồn Minh-cầm
tiếp được tin sau này của cố Tortuyaux trụ trì nhà thờ Hương-