Sáng sớm 15 tháng Chạp 1888, vua Hàm-Nghi đi võng từ
Thuận-bài sang Bố-trạch, có quan bản hạt đón rước và
Trung-úy Bonnefoy chỉ huy đội sen đầm áp dẫn.
Qua mỗi hạt, dân đã biết trước, đều có thiết hương án bái
mạng và mang thực phẩm ra cung tiễn. Số người đi theo tiễn
có tới hàng trăm.
Tới Động-hải trời đã tối, vua Hàm-nghi không vào thành
mà nghỉ ngay ở dưới thuyền.
Thỉnh thoảng nhà vua trao đổi một vài câu với Trung-úy
Bonnefoy, nhưng chỉ toàn hỏi về việc chế thép, đúc súng,
đạn, lập đường giây thép, hoặc bàn về việc khai mỏ, canh
nông. Những câu hỏi ấy, theo lời Bonnefoy, tất nhiên phải
thốt ra ở những khối óc phi thường trong bọn thanh niên 18
tuổi về hồi đó.
Tới Thuận-an, vua Hàm-Nghi nghỉ tại gian phòng của viên
Trung-tá, chấn thủ cửa Thuận.
Tại Huế, Khâm-sứ Pháp Rheinart, Đại-tá chỉ huy đạo quân
Huế và các nhân viên viện Cơ-mật đáp tầu Rafale ra bệ kiến
vua Hàm-Nghi. Nhưng vua cáo ốm không tiếp. Sau bị Trung-
úy Bonnefoy bắt ép phải sang hội kiến với Khâm-sứ Rheinart,
vua Hàm-Nghi tỏ ra thái-độ rất lãnh đạm.
Rheinart hỏi : « Thái-hậu đang yếu nặng. Nếu nhà vua có
muốn thăm, tôi sẽ cho mang tầu về đón ra đây để nhà vua
được hỏi han một đôi lời ? »
Vua Hàm-Nghi sầm nét mặt, đáp : « Tôi thân đã tù, nước
đã mất thì còn dám nghĩ gì đến cha mẹ, anh em chị em