VUA HÀM NGHI - Trang 156

thốn lớn cho kẻ đã không cãi được số mệnh mà phải gửi thân

ở quê người.

Từ đó, vua Hàm-Nghi học tiếng Pháp, đọc sách Pháp,

thưởng-thức văn-chương, mỹ-thuật Pháp. Và muốn thấu hiểu

được môn mỹ-thuật của Tây-phương, nhà vua tập vẽ và sau

trở thành một nhà hội-họa.

Tả chỗ làm việc của vua Hàm-Nghi tại « Tùng-hiên », De

Varigny, phóng-viên báo « Le Temps » viết : « Một phòng

rộng lát đá hoa… Chỗ này vua Hàm-Nghi ưa hơn cả và là chỗ

nhà vua làm việc suốt ngày. Trên bàn sách, báo ngổn ngang,

những bức vẽ treo đầy cả trên tường. Trên giá còn mấy bức

họa vẽ dở. Rồi, nào chỗ đánh đàn, nào máy ảnh. Những vật

ấy như lột ra ở một cái chí ham hiểu, biết, sáng-chế… »

Âm-nhạc và mỹ-thuật, hai món tiêu khiển giúp cho vua

Hàm-Nghi khuây khỏa những nỗi đau đớn khi xưa, nỗi đau

đớn mà không khi nào nhà vua nói ra, nghĩa không thể quên

được.

Tuy ở một chỗ chung quanh toàn người lạ, nhưng vua

Hàm-nghi vẫn dùng nguyên lối y-phục của nước mình : vẫn

khăn lượt, vẫn áo dài. Đối với người bản-xứ, vua Hàm-Nghi là

một khách lạ. Khách ở đâu đến ? Khách lưu đến bao giờ ?

Tên khách là gì ? Quê quán ở đâu ? Không ai biết, mà khách

cũng không bao giờ nói, nên người trong xứ thấy Chánh-phủ

Algérie gọi vua Hàm-Nghi là (Prince d’Annam) « Vua

Annam » thì họ cứ truyền khẩu mà gọi là Prince d’Annam. Cái

tên ấy chắc nhà vua cho là chẳng thiệt thòi gì cho mình nên

cũng cứ nhận.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.