bị trọng tội.
Một hôm Thuyết ra chơi ngoài phố, chợt thấy một đứa bé
đang chửi mẹ, Thuyết đứng lại xem và hỏi tuổi đứa bé. Mẹ nó
thưa là nó lên 6 tuổi. Ngồi vào mâm cơm ăn, đứa bé vừa trở
đầu đũa thì bị Thuyết sai lính mang ra chém, cho rằng đứa
bé đã khôn (biết trở đầu đũa) mà còn chửi mẹ là bất hiếu !
Tại Huế, Thuyết giết không biết bao nhiêu mạng người.
Người ta nghiệm thấy rằng sáng nào Thuyết vui vẻ ra hầu thì
không xảy ra sự gì. Nhưng sáng nào, Thuyết ra ngồi công-
đường mà mặt đã cằm cặm, ngồi khom khom có vẻ tức giận
thì hôm ấy ít nhất cũng có một người bị Thuyết chém.
Cái tính hiếu sát làm cho khắp đình thần phải sợ oai vũ
của Thuyết. Nhất là quyền của Tôn-Thất-Thuyết lại tăng lên
đến cực điểm, từ sau khi vua Tự-Đức thăng hà.
Một viên hành-tẩu bộ Binh tên là Chuyên tình cờ bị
Thuyết bắt được đang đọc một câu phong-dao nói xấu
Thuyết, lập tức bị Thuyết sai đao-phủ-thủ mang ra chém,
không ai dám xin mà dù ai xin cũng không được.
Nguyên thời bấy giờ có một câu phong-dao rất thịnh-
hành, mà ngày nay người Huế cũng chưa quên, là : « Nước
Nam có bốn gian-hùng : Tường gian, Viêm dối, Khiêm khùng,
Thuyết ngu
lại thêm hai thằng vũ phu : Đề Đức, Đề Soạn
dương mu chịu đòn ».
Trong sáu người bị kể ở câu phong-dao này thì Tôn-thất
Thuyết là người bị mạt xát hơn cả.
Người bấy giờ thường khinh lối võ đoán của Tôn-Thất