VUA HÀM NGHI - Trang 21

Tuy vậy, trong giới nào cũng có tai mắt của Tôn-Thất

Thuyết, vì vây cánh của Thuyết cực đông. Cho nên một vị

Án-sát là Tôn-thất Bá ở Bắc-kỳ vô Kinh chỉ nói có một câu : «

Sức người Pháp mười phần, ta chỉ có hai phần » cũng đến tai

Thuyết ngay. Cách mấy giờ sau Tôn-Thất Bá bị bắt, trói và

giam tại ngục Phù-thừa mãi đến khi người Pháp hạ thành Huế

(1885) mở cửa ngục Tôn-Thất Bá mới được ra khỏi.

Không chịu nổi cái không khí chuyên chế của Tôn-Thất

Thuyết, Trần-Tiễn Thành xin cáo về, triều-đình không thuận,

Trần phải từ chức Binh-bộ Thượng-thư, lui về Quốc-sử-quán.

Tôn-Thất Thuyết là một tử thù của nước Pháp. Nhưng

người Pháp đối với Thuyết chỉ có oán với trọng, mà không có

khinh.

Các sĩ quan Pháp dự việc hạ thành Huế hầu hết khen ngợi

lối tổ chức quân đội của Thuyết và nhận rằng quân An-nam

thua là vì khí-giới kém chứ không phải xếp đặt vụng.

Về việc làm của Tôn-Thất Thuyết, lại cũng những sĩ quan

ấy nói : « Những việc bạo-động mà Tôn-Thất Thuyết làm

nhiều khi thúc giục bởi tấm lòng chân thành yêu nước ».

Khi Tôn-Thất Thuyết chết ở Long-châu (1913), người Tàu

viếng ông đôi câu đối sau này : « Thù Nhung bất cộng đái

thiên, vạn cổ phương danh lưu Tượng-quận ; Hộ giá biệt tầm

tĩnh địa, thiên niên tàn cốt ký Long-châu ». Thù ngoài không

đội trời chung, muôn thuở tiếng thơm ghi Tượng-quận

8

;

Giúp chúa riêng tìm cõi thác, ngàn năm xương bạc gửi Long-

châu.

9

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.