Thuyết, cho Thuyết xuất thân ở nơi quân ngũ, không đủ trí
thức làm những việc có ý nghĩa như các quan văn.
Lời xét đoán đó theo ở sự ham chuộng khoa cử trong hồi
bấy giờ.
Nhưng nếu phán đoán cao lên một bậc nữa, thì cái bệnh
ham giết người của Thuyết tuy đáng trách, nhưng chánh sách
độc đoán của Thuyết cũng không nên vin vào sự thất bại mà
chê.
Mấy năm sau cùng, vua Tự-Đức đã mất hết nghị lực phấn
đấu. Triều thần thì kẻ chủ chiến, người chủ hòa, nhưng dù
chiến hay hòa, hai phái cũng chỉ vật nhau bằng lưỡi, chứ
không ai chịu hành động gì cả. Mấy ông vua kế vị vua Tự-
Đức thì, đối với triều đình chưa có oai quyền, với thần dân
không đủ tín nhiệm. Vậy trong triều tất phải có một người có
định kiến. Người ấy là Tôn-Thất Thuyết. Mà muốn cho cái
định kiến kia có thể thực hành được thì thế tất phải trừ
những người không đồng ý với Thuyết.
Triều thần, người nào chủ hòa đều bị coi là thù chung của
nước Nam và thù riêng của Tôn-Thất Thuyết.
Không những Thuyết không để cho phái phản đối mang
cái tư tưởng hòa bình ra thực hành mà lại còn lấy uy vũ bưng
miệng mọi người, cấm không ai được phát biểu tư tưởng ấy.
Thuật việc về thời bấy giờ, một bạn đồng liêu với Tôn-
Thất Thuyết là Huỳnh-Côn nói : « Chúng tôi sợ lối xử trí ấy
không biết nhường nào nên trăm miệng đều kín như bưng.
Các quan liêu nếu có bàn tán điều gì thì phải đóng kín cổng
và giữ cực kỳ bí-mật ».