Nam-quân chết gục cả xuống ngay miệng súng.
Sáng 21 tháng tám, hai pháo-thuyền Vipère và Lynx của
Pháp xông vào hải-khẩu đồn Hải-đài đã im tiếng súng. Nhưng
về phía nam, đồn Hà-nhuận vẫn bắn. Rồi các đồn Hạp-châu,
Cồn-sơn, Hi-dụ, Lộ-châu, Phổ-lợi cũng tiếp với đồn Hà-nhuận
mà bắn vào pháo thuyền của địch-quân.
Thế đã kém. Kho đạn trên đồn Hạp-châu lại bị nổ. Nam-
quân núng.
Thừa thắng, Thủy-sư Đô-đốc Courbet ra lệnh bắn chặn
vào hai bên hải-khẩu, rồi kéo lên bộ. Những chông mà Nam-
triều cắm chìm trên bãi cát, trước tưởng có lợi, nhưng dưới đế
giầy của lính Pháp nó chẳng có hiệu lực gì.
Quân Pháp cướp luôn mấy đồn trên cửa Thuận-an.
Công xếp đặt của Nam-triều trong mười năm rút lại bị
Hải-quân Pháp phá vỡ trong ba buổi.
Trong bảy pháo-đài lớn giữ cửa Thuận-an có một đồn, khi
quân Pháp đến vẫn chưa xây xong.
Đồn ấy là Cồn-cỏ do một vị quan là Trần-tiếp-Thành đứng
đốc công phía tây đồn vẫn bỏ ngỏ để chịu đạn của quân
Pháp.
Việc phòng thủ cửa Thuận là một công cuộc lớn của Nam-
triều. Tổ chức việc che chở cho bờ cõi phía Đông, Nam-triều
đã chẳng ngại tốn của, tốn công. Nam-quân có vì khí giới
kém mà bị thất bại, nhưng cái khí hào-hùng còn phảng phất
ở cửa Thuận-an, trên bãi cát trắng đã chôn mấy ngàn tử-sĩ.