sớm hôm sau đi phá, giết các giáo dân. Theo hiệu súng đại-
bác trong thành, các nơi đồng thời phải khởi sự.
Nhưng Nguyễn-văn-Tường cho cuộc tàn-sát này khi sớm
quá, vì Tường nghĩ rằng quân Nam-triều từ khi thua trận
chưa tổ-chức lại. Giết tín đồ và giáo-sĩ tức là gây thù với
người Pháp. Nếu quân Pháp mượn cớ này mà từ cửa Thuận
kéo vào kinh thành Huế thì Nam quân chống sao lại.
Thuyết cho lời Tường là phải, nên hoãn việc đánh phá các
giáo-đoàn.
Đêm 28, Văn-thân kéo đến vây các giáo-đoàn từ buổi tối
chờ mãi cho đến tang tảng sáng, không thấy có hiệu lệnh,
kéo nhau ra về.
Hầu Chuyên đứng đầu phá các giáo-đoàn ở phía Nam
thành Huế. Tin rằng ở xa không nghe tiếng súng, nên đúng
giờ cứ hạ-thủ. Chỉ trong mấy giờ các nhà thờ và cơ-nghiệp
của mấy trăm giáo-dân ở Truồi, Cầu-hai, Nước-ngọt, Châu
Mới và Buông-tàm bị một tay Hầu Chuyên làm cho tan thành
tro bụi.
Lãnh-sự Pháp ở Huế đứng vào tình thế rất nguy. De
Champeaux phải yêu cầu viên tổng-binh Pháp ở cửa Thuận
giúp cho 50 tên lính (lữ đoàn hải-quân số 27) để phòng
chống giữ tòa lãnh-sự.
Viên tổng-binh Lejard ở cửa Thuận còn lại 550 tên quân.
De Champeaux không chịu thừa nhận vua Kiến-Phúc,
nhất định đóng cửa nằm trong lãnh-sự quán. Cố Kim-Long
(Gaspar) và ba giáo-sĩ nữa phải vào ẩn tại tòa lãnh sự để nhờ