Cam-lộ và Tân-sở để dự bị chiến tranh.
Tuy vậy, cái nhuệ khí của Nam-triều cũng đã nhụt, Triều-
đình Huế xưa nay vẫn tin cậy vào sức giúp đỡ của Tàu.
Không ngờ Trung-hoa cũng bị kiệt-quệ chẳng kém gì dân tộc
mình. Ngày 11 tháng Năm 1884, Lý hồng-Chương ký hiệp-
ước Thiên-tân nhượng chủ quyền nước Việt-nam cho người
Pháp.
Patenôtre đại-biểu Pháp ở Tàu về nước có rẽ qua vào Huế
thăm Nguyễn-văn-Tường. Patenôtre nhân dịp này ép Nam-
triều phải thừa nhận hiệp-ước Harmand.
Yếu thế, Tường đành phải cử hai đại-biểu hợp bàn với
Patenôtre tại tòa Lãnh-sự.
Nam-triều trước còn từ chối, sau phải nhận để cho quân
Pháp đóng tại Mang-cá ở phía sau thành. Điều khoản này là
một sợi giây thắt cổ cho Nam-triều.
Vì cái địa thế ở Mang-cá sẽ giúp cho quân Pháp nhìn rõ
những cử chỉ của Nam-quân và gây một trở lực lớn cho Nam-
triều khi muốn hoạt động.
Một điều khó giải quyết nữa là con ấn của vua Tàu phong
cho vua Việt-nam. Ấn bằng bạc mạ vàng, trên nắm trạm một
con lạc-đà nằm phủ phục. Mặt dưới có khắc mấy chữ Hán : «
Việt-nam quốc-vương chi ấn ».
Ý Patenôtre muốn thu ấn ấy mang về Pháp lấy cớ rằng
Tàu đã nhường Việt-nam cho Pháp thì ấn còn dùng được việc
gì.
Nhưng Tường cho sự người ta lấy mất ấn tín là nhục cho