trạng rất thương tâm. Các vị Thái-hậu, các bà Chúa và những
ông Hoàng nhỏ tuổi trai gái, già trẻ, người đi kiệu, kẻ đi
chân, chen chúc nhau mà trốn chạy, ai nấy đều lo lắng ra cho
mau khỏi Hoàng thành, tưởng tượng như cái chết, khi mình
đi khỏi, sẽ sập xuống cái đài phú quí ấy. Có người yếu quá
không đi được phải ôm chân mà khóc hoặc nằm vật ra vệ
đường. Hoàng-tử Chánh-Mông cưỡi ngựa, đi hộ vệ hoàng tộc
chạy nhanh quá, trong áo giắt một ít tiền vàng, rơi tua tủa cả
ra đường ; một bà chúa, chị vua, ngồi trên mình ngựa, tay
bồng một em nhỏ. Một bà thứ-phi đã có tuổi, vợ cả Kiến-thái-
Vương, mù, do một thị-tỳ dắt chạy, lạc vào trong đám bình
dân.
Khi chạy, bà vơ vội ở trong hòm được một cái túi vải
trong có mấy cái mề-đay vàng. Tay bà xách túi, thình-lình có
kẻ giựt mất.
Các ông Hoàng, bà Chúa xưa nay quen sinh hoạt ở nơi
đài-các, mỗi bước đi ra là kiệu, là võng, nhất đón gặp lúc
loạn-ly phải trốn chạy, coi thê-thảm không biết nhường nào.
Thuyết cũng hiểu biết như vậy, nhưng sự thế nguy-bách
làm thế nào.
Trần-Soạn đi trước mở đường, Nguyễn-văn-Tường triệt-
lộ.
Tới đò Kẻ-Vạn, vua Hàm-Nghi phải xuống kiệu. Lúc ấy
trên sông không có thuyền, nhà vua trụt giầy và vén quần
lên tận đầu gối lội qua sông. Nhưng vừa lội được vài bước,
thấy sông sâu quá, khóc mà quay trở lại. Thuyết đành phải
theo con đường áp mặt Hoàng-thành, và do cầu Bạch-hổ mà