lửa.
Nghĩ như thế nên Thống-soái định lợi dụng cái thế-lực của
Tường để chiêu dụ vua Hàm-Nghi và chủ-trương các việc
thường trong Triều-chánh. Theo lời đề-cử của Hoàng-tộc, De
Courcy mời Thọ-xuân-Vương Mân-Định ra mà giao cho chức
Nhiếp-lý quốc-chánh. Thọ-xuân-Vương hồi đó 80 tuổi, thực ra
thì chỉ ngồi cái ghế quốc-trưởng để làm vì. Mọi việc ở cả tay
Nguyễn-văn-Tường mà đằng sau Tường thì có Thống-soái De
Courcy cầm giây giựt.
Thoạt tiên, Tường cho người ra Quảng-trị dụ vua Hàm-
Nghi về. Việc không có kết quả, De Courcy bảo Tường thông
sức đi các nơi, hẹn trong 12 ngày bắt đầu từ mồng 9 tháng
Bảy, nếu các phái đảng của Thuyết chịu về hàng thì không
những vô tội mà còn được phục nguyên chức cũ. Việc ấy lại
càng vô hiệu nữa.
De Courcy tưởng Tường có uy thế lớn nên hẹn cho Tường
trong 2 tháng phải trị bình cả xứ Trung-kỳ. Hằng ngày De
Courcy bắt Tường lưu ở lầu Thương-bạc, có một viên sĩ quan
là Đại-úy Schmitz và một đội lính Ả-rập canh giữ.
Thân Tường lúc ấy chẳng khác thân tù, dù Tường có
thành thực muốn hòa-bình nữa cũng chẳng có kết quả gì. Vì
sống ở giữa quân Pháp, Tường nói ai nghe, ai cũng tin rằng
những lời ấy xuất ở ý muốn của người Pháp.
Sau hai tháng, Tường chẳng làm nên công cán gì nên bị
De Courcy đày sang Côn-đảo, tiếp, rời đi Tahiti thì bị bệnh,
nằm tại nhà thương Papeiti mà chết.
Thi thể Tường được mang về táng tại Quảng-trị. Gia sản