địa-vị nguyên-thủ của triều-đình Huế.
Nhiều người khác cho là Tường mình già sức yếu, biết
mình không chống nổi với sự gian-lao nên quay lại nhờ giáo
sĩ Caspar che chở để cầu sống yên-ổn.
Không ai hiểu trong chí Tường nghĩ thế nào, nhưng xưa
nay ai cũng biết rằng Tường là người quỉ-quyệt, tính khí rất
thâm-trầm, trái hẳn với Tôn-thất Thuyết vừa nóng, vừa
thẳng.
Trong khi ăn cơm, cố Caspar hỏi, Tường đáp rằng vua
vừa đi khỏi Kim-long. Cố Caspar bảo Tường nên khuyên vua
và Tôn-thất Thuyết trở về Hoàng-thành. Tường lẳng-lặng
nghe lời cố Caspar, không đáp gì hết, bề ngoài rất bình-tĩnh.
Ăn xong, Tường cáo-từ, một mình lủi-thủi đi về phía
trường thi.
Ngự-đạo cũng vừa tới nơi này. Tường đón kiệu Từ-Dụ
Thái-hậu, tâu Ngự-giá trở về Hoành-thành. Nhưng Tường vừa
nói dứt lời thì Hộ-giá đại-thần là Hữu-quân Hồ-Hiển đứng bên
kiệu đã rút gươm ra chỉ vào mặt Tường nói : « Ông là Phụ-
chánh ; nước nhà đến nông nỗi này, ông phải theo đi hộ-giá
mới phải. Cớ sao ông lại khuyên Ngự-đạo quay về mà làm tội
mọi người. Nếu ông nói nữa, tôi chém ».
Tường phải lánh ra bên đường, rồi lại lủi thủi quay về
Kim-long.
Muốn phô tả tâm-sự mình trong lúc khó khăn này, Tường
có làm một thiên Đường-luật nay vẫn còn 4 câu truyền-
tụng :