với nước mắt, người trong cuộc chịu những nỗi đau-đớn
không biết bao nhiêu lần, nhưng sự ly-biệt ở giữa những cái
sống vô hi-vọng vẫn làm cho người ta khổ tâm hơn hết.
Tôn-thất Thuyết, con người xưa nay đã làm cho kẻ khác
vội nước mắt một cách rất thản-nhiên, lần này cũng phải
động lòng. Các con trai Thuyết, trừ Tôn-thất-Đảm đã trưởng
thành, Thuyết cũng muốn cho trở về Kinh. Nhưng Tôn-thất-
Thiệp, lúc ấy mới 15 tuổi, quả quyết theo cha, thề cùng với
vua và cha cùng sống, chết.
Mặt trời đã lên cao, Thái-hậu gạt nước mắt, vội-vã lên
kiệu, các đình-thần và vương-tôn cũng lần lượt theo sau. Đi
dòng-dã trong hai ngày mới tới Huế. Thái-hậu liền về thẳng
Khiêm-lăng là lăng vua Tự-Đức.
Vua Hàm-Nghi và Tôn-thất-Thuyết, hôm sau cũng rời
Quảng-trị, do đường Cam-Lộ lên Tân-sở. Quân sĩ lúc ấy chỉ
còn 500 người, vào đóng trong thành. Còn vua Hàm-Nghi thì
ngự tạm tại một nhà giầu là Xã-Điểm ở Bảng-sơn (ngoài
thành). Trong mấy hôm ở Tân-sở, vua đi võng vào thành có
một lần để hội-kiến với các triều-thần.
Nhà vua thường buồn rầu, một lần có yêu-cầu Thuyết
đưa về Huế. Thuyết nghiêm sắc mặt, nói : « Nếu nhà-vua
muốn về Huế thì xin để đầu lại đây đã ».
Từ đấy vua Hàm-Nghi không bao giờ dám nhắc-nhỏm đến
việc về nữa và đành gửi tính-mạng mình cho Tôn-thất
Thuyết.