VUA HÀM NGHI - Trang 68

thuận, nói : « Về Huế là bước chân vào nhà ngục mà người

cầm chìa-khóa là quân Pháp ; thừa nhận hiệp-ước là bán đứt

quyền độc-lập của nước Việt-nam. Là người, đành rằng ai

cũng muốn an hưởng thái-bình, nhưng nếu không lo khôi

phục chuyến này thì không những Thuyết sẽ mang tiếng là

đã bỏ mất giang-san của Tiên triều gây dựng mà lại còn đắc

tội với hậu thế ». Thuyết nói quả quyết rằng còn một hơi thở

là còn đánh. Các quan có một số tán thành ý Thuyết, nói

thành Tân-sở vẫn dự bị làm nơi chống giữ, nhất đán thất-thủ

Kinh thành. Nay tuy Huế đã mất nhưng miền Nam cũng như

miền Bắc hiện còn lại đất đai của Nam-triều. Nếu đánh thì

còn hy-vọng lấy quân của các tỉnh mà chống với quân Pháp.

Triều-đình mà chịu hàng thì cái hy-vọng khôi phục sẽ không

còn được nữa.

Thái-hậu khóc, nói : « Kinh-đô là chỗ tôn-xã. Triều-đình ở

đó ; về Huế dù chết đi nữa, cũng còn được thấy Liệt-thánh ở

chốn Hoàng-tuyền ».

Từ-dụ Thái-hậu là người có oai quyền lớn tại triều đình

Huế. Bà là con quan Lễ-bộ Thượng-thư triều Minh-Mệnh,

Nguyễn-đăng-Hưng, người huyện Tân-hòa, tỉnh Gia-định.

Năm 14 tuổi, bà được tuyển vào cung làm vợ vua Thiệu-

Trị. Bà sinh ra vua Tự-Đức. Chính bà trông nom dạy dỗ ông

vua này. Tự-Đức thường nói : « Mẫu nhi sư yên » (mẹ mà là

thày nữa).

Không muốn trái lời Thái-hậu mà cũng không muốn vì ý

một người đàn bà mà thay đổi việc có quan-hệ đến vận-

mênh quốc-gia, Thuyết nghĩ được một cách là chia đạo-ngự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.