TRONG KHI VĨNH BIỆT
MỒNG 7 và mồng 8 tháng bẩy, đạo-ngự ở Quảng-trị.
Mong mỏi cái mệnh-lệnh quả-quyết của Tôn-thất-Thuyết, ai
nấy cùng ra vẻ lo buồn. Mới ba hôm trước, là ông Hoàng, là
bà Chúa, là Thượng-thư, là Tham-tri, bao nhiêu người đang
ngồi cao chót vót trên đài phú-quý, thốt thành ra kẻ vong-
mệnh, phiêu-bạt ở nơi xa lạ, không biết mai đây, rồi tính
mệnh sẽ còn mất thế nào.
Lấy thành Quảng-trị làm kinh-đô tạm ? Không ai dám
nghĩ như thế.
Vì thành này, cách kinh-thành Huế chỉ một ngày đường,
sớm muộn quân Pháp sẽ dõi mà đuổi theo.
Dùng thành Quảng-trị để chống với người Pháp lại càng
không nên. Thành nhỏ, quân ít, sớm chầy tất thành bị phá
mà tính mệnh của Nam-triều cũng không thể còn được.
Trong khi ấy thì Tôn-thất Thuyết cho quân-sĩ đi sửa sang
đường từ Quảng-trị qua Cam-Lộ lên Tân-Sở. Thuyết lấy thêm
lương-thực tích ở trong thành và hạ lệnh cho các tỉnh phía
Bắc mộ thêm quân để phòng quyết chiến với quân Pháp một
phen nữa.
Chiều mồng 8 tháng Bẩy, theo lệnh Từ-dụ Thái-hậu, các
quan văn, võ họp cả ở Hành-cung.
Thái-hậu ngỏ ý muốn trở về Huế và thừa nhận hiệp-ước
mồng 6 tháng Sáu năm 1884. Các đình-thần và nhất là
Hoàng-phái đều tán thành ý Thái-hậu. Nhưng Thuyết không