ĐƯỜNG ĐI CÔN ĐẢO
SÁNG 23 tháng Năm, khi đội quân của vua Hàm-Nghi rời
bỏ Hoàng-thành đến làng La-chữ thì người ta thấy mất một
người.
Một người mà mới vài hôm trước ba chữ tên làm rung-
động thành Huế, một người đã ngồi tới địa-vị cao nhất của
triều-đình ; người, trong mấy năm sau cùng này đã giữ cả
vận-mệnh của nước Việt-Nam. Người ấy là Văn-minh điện
Đại-học-sĩ kiêm Phụ-chánh đại-thần Nguyễn-văn-Tường.
Khi đạo-ngự đến Kim-long (cách thành hơn một cây số),
Tường nhân lúc mọi người ồ-ạt trốn chạy, thừa cơ lẩn vào
sau một bụi cây rồi đi thẳng đến nhà riêng của giáo-sĩ
Caspar, người mà Tường quen biết đã lâu, nhờ ở sự giao-
thiệp với người Pháp.
Lúc Tường mới vào, cố Caspar không nhận ra ai hết. Vì
khăn áo xốc-xếch, mặt mũi nhăn-nheo. Một đêm trường trải
bao cuộc gian nguy, rồi lại ngồi nửa ngày lo lắng làm cho
Tường mất hẳn vẻ bệ-vệ của một vị đại-thần.
Tường mỏi mệt quá, sau khi chào giáo-sĩ, ngồi phịch ngay
xuống ghế và yêu-cầu giáo-sĩ cho ăn.
Lúc ấy đã mười giờ sáng.
Tại sao Tường không theo vua lên La-chữ ?
Có người ngờ rằng nhân khi vua Hàm-Nghi và Tôn-thất
Thuyết đã ra khỏi kinh-thành, Tường quay về định điều đình
với người Pháp để gây thế-lực cho riêng mình, hoặc chiếm lấy