ĐẢNG VĂN THÂN
SAU thần chiến-tranh, dân Huế bị tàn-sát vì một vị hung-
thần nữa là thần dịch-tả.
Hơn ngàn người chết trong khói đạn ngày 23 tháng Năm,
phần lớn bị đẩy xuống các ngạch sông, trước còn trương mà
nổi lên mặt nước lềnh-bềnh, sau gặp sức nóng mùa hè, rữa
thối, rồi tan ra với nước. Chất thịt người chết ấy lại dùng để
nuôi người sống vì thành Huế chỉ trông vào có một con sông
Hương, vừa là nơi để giặt giũ, tắm rửa, vừa lấy nước ăn
uống.
Chất độc ở dưới nước với chướng khí ở quanh thành góp
lại thành bệnh dịch-tả, thoạt tiên phát hiện tại các nhà nghèo
khó ở ngoài thành, sau lan vào trong thành, rồi ra Mang-cá,
sang tòa Lãnh-sự.
Ngày mồng 4 tháng Chín 1885, tướng Pháp là Đại-úy
Bardani bị chết dịch. Một ngày 9 tháng chín, quân Pháp chết
56 người. Những xác chết đang đêm phải bắt phu đem chôn
dấu để tránh cuộc khủng bố giữa ba quân. Trong không đầy
một tháng, quân Pháp bị thần dịch tả lôi đi tới linh bảy trăm
người
, về phía người Nam, số người chết còn quan trọng
hơn nhiều. Có nhà chết hết cả nhà, quân lính đành phải đào
những hố lớn mà quăng cả xuống.
Mê-tín, người Nam cho cái tai họa đó là kết quả cuộc
chiến tranh ngày 23 tháng Năm : oan hồn của các chiến sĩ
không có người cúng, reo tai họa để báo thù người sống. Các
vạn trên sông Hương, cũng như các phố ở ngoài thành đều