lập đàn cúng lễ. Phụ họa với dân, triều đình cũng thiết đàn ở
trong thành, cử các quan-lại ra tế trận vong chiến sĩ.
Trong khi thành Huế bị suy liệt về bệnh dịch tả thì tại các
tỉnh Trung-kỳ cũng gặp một cái họa rất lớn là lương, giáo
xung đột.
Việc tàn sát các tín-đồ đạo Thiên-chúa tuy có nhờ những
cuộc giao thiệp hòa bình của Nam-triều và Chánh-phủ Pháp
trước khi kinh-thành thất thủ mà tạm đình, nhưng Tôn-thất-
Thuyết và đảng Văn-thân không bao giờ quên rằng giáo dân
đã dự một phần lớn trong những vũ-sông của người Pháp.
Thành Huế mất, cái cảnh ngộ đau đớn của vua Hàm-Nghi
và các công thần lại nhắc nhỏm trong trí nhớ của Tôn-thất-
Thuyết mối hận xưa.
Ngay khi mới chạy ra Quảng-trị, Thuyết đã thông báo đi
các tỉnh, yêu cầu quan lại tổ chức đội quân Cần-vương và bài
trừ các giáo-dân.
Những thủ đoạn như đốt nhà thờ, giết giáo sĩ, ở khắp các
tỉnh đồng thời lại bồng bột lên.
Tại Âu-lục là một làng nhỏ ở Quảng-trị, trong ngày 11
tháng Chín 1885 có tới hai trăm giáo-dân bị giết. Kể chung
xứ Trung-kỳ, tháng Tám năm ấy giáo dân bị hại tới 21 ngàn
người.
Đảng Văn-thân ở các tỉnh đồng thời nổi lên, Phan-đình-
Phùng, Đinh-nho-Hạnh dấy quân ở Hà-tĩnh ; Lê-Trực giữ mặt
sông Gianh ; tại Bình-định thì Lê-trung-Đình, Nguyễn-tự-Tân
khởi quân Cần-vương. Các bậc khoa-bảng như người đang