mê ngủ, nghe tiếng súng ở Mang-cá sực tỉnh dậy, vội vứt bút
mà nhảy lên mình ngựa, cùng hăm hở xông ra chiến-trường.
Ý-tưởng đất nước là của triều-đình thốt đổi ra tinh-thần
quốc gia.
Trong bài hịch của đảng Văn-thân gửi đi các nơi, có
những câu : « Nhớ thủa Thái-hòa tại vũ, bề khuông phù, phó
mặc khách công danh ; Đến khi Di-địch loạn ra, đường khôi
phục phỉ vầy trong tiết nghĩa ; Nhà hòng ngã, con lành, con
chống, chẳng phiền cha gặp kẻ Tôn, Ngô ; Giặc đang loàn, sĩ
nước đón ngăn, chi để chúa trông tôi Pha, Mục ; Lỗ Trọng-
Liên nghĩa bất đế Tần, phận nho giả mà lòng lo vũ-trụ ; Văn
Thừa-Tướng trung phò chúa Tống, bước lưu-ly mà vai vác
cương thường… »
Những câu trên này chứng rằng những đội-quân do đảng
Văn-thân dấy lên để chống nhau với quân Pháp từ 1885 cho
đến hết thế-kỷ thứ 19, không phải là quân có thao luyện như
quân Tôn-thất-Thuyết khi chống nhau với quân Pháp ở cửa
Thuận và Kinh-thành. Các tướng đứng chỉ-huy, trừ một vài
người như Đề-đốc Lê Trực, Tôn-thất-Đảm, còn hầu hết là các
nhà khoa-bảng không quen nghề bắn súng, cưỡi ngựa. Đã
vậy, khí-giới lại đơn giản, súng một phần mua của Tàu, một
phần khác thì tự mình chế lấy, nhưng không khỏi có những
khuyết-điểm như súng của Phan-đình-Phùng.
Khí giới hèn kém, quân ô-hợp, tướng không có học
chuyên môn, trong mười lăm năm trời, đảng Văn-thân chống
nhau với quân Pháp bằng khí-phách nhiều hơn là bằng khí-
giới.