mất tăm, bánh xe vong quốc không còn ai nhìn thấy vết.
Bất-đắc-dĩ, Thống-soái De Courcy phải triệu viện Cơ-mật
sang tòa lãnh sự để bàn về việc lập vua mới.
Nguyễn-hữu-Độ yêu cầu Thống-soái tôn Kiến-Giang công
Ưng-Kỵ lên thay cho vua Hàm-Nghi. Ưng-Kỵ là con nuôi thứ
hai vua Tự-Đức, là anh ruột hai vua Kiến-Phúc và Hàm-Nghi,
sinh ngày 19 tháng hai 1864. Độ tôn Ưng-Kỵ, lấy cớ rằng
Ưng-Kỵ đã trưởng thành, đã có đủ trí khôn để cầm quyền.
Nhưng Đông-các-điện Đại-học-sĩ Phan-đình-Bình không đồng
ý. Bình yêu cầu lập Bửu-Lân là con trai Dục-Đức, lấy cớ rằng
Dục-Đức chánh-thức được vua Tự-Đức truyền ngôi, không
may Dục-Đức bị hãm hại thì cái ngôi báu ấy phải trao trả cho
con Dục-Đức. Nhưng Bửu-Lân hồi đó mới lên sáu tuổi. De
Courcy sợ lập Bửu-Lân lại phải đặt Phụ-chánh và không khỏi
có những cái họa như Tường, Thuyết khi xưa, nên nghe lời
Nguyễn-hữu-Độ mà lập Ưng-Kỵ.
Liền đó, De Courcy phái Nguyễn-hữu-Độ và Phan-đình-
Bình sang bệ kiến Từ-Dụ Thái-hậu.
Thái-hậu từ khi ở Quảng-trị về, được người Pháp đối đãi
có lễ độ.
Nhiều lần, các quan mời thái-hậu trở về cung như trước,
nhưng thái-hậu quả quyết chối từ, mà lưu luôn ở Khiêm-lăng.
Nước mất, gia đình bị tan nát, những nỗi đau đớn của thái-
hậu hoặc giả chỉ thích hợp với cái tử-khí ở Khiêm-lăng. Thái-
hậu muốn nhìn về cái chết để bớt sự sầu não. Trong hàng các
cháu, Từ-dụ Thái-hậu thương vua Hàm-Nghi hơn hết. Bị thời
thế dồn dập, vua đắm đuối trong cuộc phong trần, sự còn