mất chỉ cách nhau có từng ly. Ai nói động đến hai tiếng Ưng-
Lịch hay Hàm-Nghi, Thái-hậu lại òa lên khóc.
Nhiều lần Thái-hậu viết thư đi triệu vua Hàm-nghi về.
Nhưng thư ấy thường chẳng đến tay vua. Thái-hậu ngày ngày
trông cháu mà chẳng thấy cháu, lâu dần đành phải tự an ủi
mà tin vào số mệnh. Độ và Bình mang lời Thống-soái De
Courcy tâu lên Thái-hậu. Thái-hậu khóc và lo rằng nếu Triều-
đình cứ bỏ không mãi thì sẽ không có người duy trì tôn miếu
nên Ngài thuận theo.
Ngày 7 tháng Chín, Từ-dụ Thái-hậu rời Khiêm-lăng, về ở
Thương-bạc, ngay trước cửa Thượng-tứ, ngoài thành. Thái-
hậu định khi nào đón vua mới vào thành, rồi Thái-hậu mới
chịu hồi cung.
8 giờ rưỡi sáng 14 tháng Chín, Ưng-Kỵ mặc long-bào sắc
vàng từ phủ riêng đi thuyền rồng đến Phú-văn-lâu, trước cửa
chính Hoàng-thành. Trên lầu, Thống-soái De Courcy và đại
biểu Pháp De Champeaux chực sẵn đón vua mới.
Khi Kiến-Giang Công ở dưới thuyền lên, vua định bước lên
chiếc kiệu chực sẵn đó thì Thống-soái De Courcy tiến đến,
ngăn lại. Rồi Công đi giữa, bên phải De Courcy, bên trái De
Champeaux, theo sau có nhân viên tòa Lãnh-sự, triều thần,
cùng đi bộ tiến cả vào trong thành.
Quân Pháp, do Thống-tướng Prud’homme chỉ huy, dàn ở
hai bên đường nghênh tiếp, cử bài Marseillaise và bắn 21
phát thần-công. Tới điện Thái-hòa, đại biểu Pháp tuyên-bố
trả lại thành trì và kho tàng cho vua mới. Kiến-Giang Công
trân trọng cảm ơn nước Pháp và tiễn De Champeaux ra tận