không bắt lỗi đến nữa. Đằng là chép lại. Linh
Đài là tiếng để trỏ về tấm lòng người ta. Sông
Thiên Đức, tức sông Đuống. Lã Mông Chính
đời Tống, nhà nghèo nhưng chăm học, đêm
nào cũng chong đèn đọc sách, sau đỗ đến
Trạng nguyên, quan đến Tể tướng. Đổng
Trọng Thư đời Hán rất siêng học, có khi vây
màn đọc sách, ba năm không trông ra đến
vườn. Lưu Hướng đời Hán, đêm nào cũng đốt
đèn Thái ất, cặm cụi làm sách. Tư Mã Tương
Như tên tự là Trường Khanh, người đời Hán,
có tài văn chương. Thủa còn hàn vi vào đất
Thục, qua cầu Thăng Tiên, có đề vào cầu mấy
chữ rằng: “Nếu không làm nên có xe ngựa, sẽ
không lại qua cầu này nữa”. Tiếng dùng gọi
người cha đã mất. Thú, lệnh là Tri phủ, Tri
huyện. Trương Kham đời Hán làm Thái thú
quận Ngư Dương, có chính tích tốt. Gặp năm
được mùa lúa tốt, dân đều ca tụng là do chính
tích của Trương mà nên. Phan Nhạc đời Tấn
làm quan Lệnh huyện Hà Dương, trong huyện
trồng toàn đào. Phan có chính tích tốt, dân
đều ca tụng và gọi chỗ huyện lỵ là Thành Đào.
Triệu Biện đời Tống làm quan ưa sự giản dị,
đi đến huyện nào cũng chỉ đem theo cái đàn
và con hạc. Mao Nghĩa đời Hán ở nhà nuôi mẹ,
có chiếu vua bổ dùng làm quan lệnh huyện Lư
Dương. Thư phượng hoàng trỏ vào tờ chiếu
nhà vua (phượng chiếu). Thủa xưa người Tàu
thường dùng con phượng gỗ để ngậm tờ
chiếu. Lý Bạch là một tay thi bá đời Đường, có
làm bài tự về một bữa yến hội, trong có câu