“hội đào lý chi phương viện, tự thiên luân chi
lạc sự”, nghĩa là họp nhau ở vườn đào mận, tỏ
bày sự vui trong tình anh em. Tử Văn là quan
tướng nước Sở, đời Xuân Thu bị tội cả nhà
mắc oan. Lưỡi dao ngăn, nói sự tự tử của ông
Cao Bá Đạt. Tục ngữ: Cáo chết ba năm quay
đầu về núi. Phó: phó mặc, ngạnh (cành cây),
tích (dấu vết). Chiến Quốc sách: Cành cây đẽo
tượng, tượng bị dòng sông cuốn đi, ý nói
người lênh đênh lưu lạc. (BT) Dương Hổ là
một viên quan tốt đời Tấn. Sau khi mất, nhân
dân ở Tương Dương dựng bia lập miếu để ghi
ân đức ở trên núi Nghiễn là nơi bình sinh ông
vẫn hay đến chơi. Ai đi qua núi Nghiễn trông
thấy tấm bia, cũng thương nhớ ứa nước mắt,
nhân thế tấm bia ấy thành tên là “bia trụy lệ”.
Áo lụa trắng Khăn lượt đen. Tang tử là cây
dâu cây thị, nói chỗ quê hương của cha mẹ.
Do chữ Kinh Thi: Duy tang dữ tử, tất cung
kính chỉ (cây dâu cây thị của cha mẹ trồng để
lại, cũng phải cung kính). Ông Địch Lương
Công đi xa nhớ nhà, ngoảnh về thấy đám mây
trắng trên núi Thái Hàng, ngậm ngùi than
rằng: “Nhà cha mẹ ta ở dưới đám mây kia!”.
Cầu Bá Kiều ở phía đông thành Tràng An bên
Tàu có cây liễu, người đi tiễn biệt thường đến
đấy bẻ cành liễu để tặng biệt, vì thế cũng gọi
là cầu Chiết Liễu, nghĩa là bẻ liễu. Âu Dương
Tu tên tự là Vĩnh Thúc, một nhà văn hào đời
Tống, tráp Vĩnh Thúc là nói cái tráp đựng
sách của ông ấy. Đỗ Phủ tên tự là Thiếu Lăng,
một thi hào đời Đường, tập Thiếu Lăng là nói