Trong lúc Tĩnh vương yếu nặng, Trịnh Khải xin vào thăm, nội giám –
theo lệnh của Huy quận – nhất định không cho vào, Khải buồn bực quay về,
mang cái khổ tâm của mình nói ra với bọn gia thần là Thế Vũ, Thẩm Thọ và
Đàm Xuân Vực. Bọn này khuyên Khải nên sắm khí giới và một lấy một ít
dũng sĩ để trực sẵn trong nhà, đợi khi nào Tĩnh vương mất thì giết Hoàng
Tố Lý, hạ ngục Đặng Thị Huệ và Trịnh Cán, rồi tự lập lên làm Chúa. Lại sợ
các Trấn không phục mà khởi loạn. Đàm Xuân Vực khuyên Khải nên mật
ước với thầy học cũ của Khải là Nguyễn Khản, đốc trấn Sơn Tây và
Nguyễn Khắc Tuân đốc trấn Kinh Bắc; hẹn sau này sẽ mang quân về giúp.
Cho lời bàn của Xuân Vực là phải, Trịnh Khải liền y kế thi hành. Ngoài
ra lại sai người mang một nghìn lạng bạc lên Lạng Sơn tậu ngựa.
Không may có kẻ biết mưu này, đến báo với Đặng Thị Huệ. Lại gặp lúc
bệnh của Tĩnh vương cũng vừa thuyên giảm. Vương nghe tin Trịnh Khải có
âm mưu làm loạn thì tức giận vô cùng, lập tức cho đòi Nguyễn Khản,
Nguyễn Khắc Tuân và tất cả những người đồng mưu về mà trị tội. Bọn
Đàm Xuân Vực ngọt mười người phải chịu tử hình, Nguyễn Khắc Tuân tự
tử trong ngục.
Việc này các nhà làm sử gọi là “vụ án năm Canh Tý”.
Trịnh Khải vì là con của Chúa nên được miễn tội chết. Nhưng bị giáng
làm quý tử, nghĩa là mất hết quyền nối ngôi cha, làm Chúa Bắc Hà.
Nhân việc này Đặng Thị Huệ xin với Tĩnh vương lập con mình là Trịnh
Cán lên làm Thế tử.
Được ít lâu, bệnh của Vương lại phát ra rất nặng và tự liệu là không thể
sống được. Vương liền mang việc lập Trịnh Cán làm Chúa mà ủy thác cho
Huy Quận công. Nhưng Huy quận cho rằng một mình mình không kham
nổi nên xin lập một hội đồng phụ chính trong có bảy người là Nguyễn
Hoàn, Trịnh Kiều, Phạn Lê Phiên…