Thủ phạm chính là Trịnh Thái phi, người đã quá yêu cho rước hoàng tôn
sang Vương phủ để xem mặt.
Nguyên khi Duy Vĩ bị giết, Thái phi rất tán thành việc lập Duy Cẩn lên
thay. Khi kiêu binh phá ngục Đề Lĩnh, Thái phi thấy anh em Duy Khiêm
được bọn quân nhân cực lực hoan nghênh thì lo rằng Duy Khiêm còn, cái
tương lai của Duy Cẩn sẽ bấp bênh. Bà nghĩ chỉ có cách là trừ Duy Khiêm
đi thì mới ổn thỏa hết được. Bà liền sai người giả làm nội giám vào cung
nói là để rước hoàng tôn sang Vương phủ chơi, nhưng sự thực là mang
hoàng tôn ra dìm xuống dòng sông Nhị.
Kiêu binh không biết việc đó nên quy oán cả cho Thái tử Duy Cẩn.
Hôm sau, chúng kéo đến Vương phủ, xin Đoan Nam vương tra cứu
những kẻ đã định ám hại hoàng tôn tình cờ gặp các đồ lộ bộ của Duy cẩn để
ở cửa phủ. Chúng tức giận nói:
- Làm Thiên tử đã dễ mà được à! Để chi nhưng đồ này cho hắn làm
những điều trái phép!
Nói rồi, đập phá cả cả đồ lộ bộ. Duy Cẩn lúc ấy đương ở trong phủ, sợ
quá, phải lẻn ra cửa sau , đi bộ mà về.
Đoan Nam vương nguyên đã biết là mưu ở Thái phi, nên phải ôn tồn
khuyên dụ quân lính và lập tức cho thảo biểu xin đặt Duy Khiêm vào ngôi
Đông cung và giáng Duy Cẩn xuống làm Sung Nhượng công.
Duy Khiêm nhờ ở sự tình cờ mà ra khỏi nhà ngục, nay lại nhân một tình
cờ nữa mà không những thoát chết, lại còn được bước lên ngôi Đông cung
là một bậc thang để trèo lên tới ngai vàng.
Từ kẻ tử thù, chàng lần lượt đóng vai hoàng tôn, Thái tử, trong khi chờ
làm một vị đế vương. Cũng may ngoài cái quyền máu ra chàng đã có được
những tư chất thông minh, nên tuy vai trò thay đổi mau chóng mà chàng
không đến nỗi bị khổ tâm vì vấp váp.