Đoan Nam vương moi ruột tự sát
Kiêu binh, vì là ân nhân của cả nhà Vua lẫn nhà Chúa, nên tự cho là có
quyền hạn vô đối ở Bắc Hà. Chúng lại thấy các nhân viên trong chính phủ
mới như quốc cữu Dương Khuông
(1)
– đứa con đầu lòng của thời thế - và
Tham tụng Nguyễn Khản – một người sống sót trong vụ án năm Canh Tý –
đều là những nhà chính trị vô tài, nên tỏ ý khinh thường mà giày xéo cả lên
pháp luật.
Khuông và Khản vẫn có thâm ý muốn đàn áp bọn kiêu binh, nhưng chưa
có dịp nào.
Một hôm, nhân có bốn tên kiêu binh ức hiếp một nhà buôn ở phố Đông
Hà mà vay tiền, bị bản đội phát giác ra, Khuông và Khản lập tức làm án xử
trảm bốn tên này. Bọn kiêu binh cho thế là quá nặng, nhưng chỉ ôm sự hờn
oán trong lòng, vì chúng đã tự tố giác nhau, không thế trách vào ai được.
Vì tức giận Dương Khuông và Nguyễn Khản, bọn kiêu binh oán cả
Đoan Nam vương là người đã tin dùng hai vị đại thần này. Chúng muốn
nhân cơ hội mưu cuộc thống nhất cho nhà Lê, nghĩa là thu cả chính quyền
về phía triều đường, mà tước hết thế lực của họ Trịnh.
Việc đó tại Trịnh Khải.
Tuy không lấy gì làm bằng cớ, nhưng giữa kiêu binh và Trịnh phủ đã
hiện ra một mối thâm thù.
Hôm rằm tháng Năm năm Giáp Thìn, kiêu binh xin vào nội điện, cung
đón hoàng tôn để xin phong tặng cho cha mẹ. vua Lê muốn lấy lòng chung,
truyền đánh cá hồ xen lên làm gỏi cho quân ăn uống ở sân điện, rồi bàn
cách thưởng sau.