Găng nhau một hồi lâu, kiêu binh tự kiệu là không chống được với quân
Bắc Hà đông và chỉnh bị hơn, định giết Trịnh Khải, rồi rước vua Lê về
Thanh mà mưu kế lâu dài. Khải biết mưu ấy, phải đứng ra giảng hòa mới
được an toàn va kinh thành cũng tạm yên, nhưng từ đó chính phủ nát bét và
chính lệnh của triều đình không còn được ai tôn trọng nữa.
Trong lúc cái uy quyền của hai nhà họ Lê và Trịnh cùng theo đó mà đổ
nát thì từ phía nam, đảng Tây Sơn bồng bột nổi lên. Theo mưu của Nguyễn
Hữu Chỉnh, Nguyễn H uệ chiếm lấy thành Thuận Hóa, rồi tiến thẳng ra
Thăng Long. Các danh tướng của Bắc Hà như Hoàng Đình Thể, Hoàng
Nghĩa Hồ, Trịnh Tự Quyền, Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ theo
nhau mà chết bởi thua trận nên Đoan Nam vương phải tự ra cầm quân.
Vương chống nhau với quân Nguyễn H uệ ở trước lầu Ngũ Long, nhưng
chẳng được bao lâu thì thế lực cũng điêu tàn. Vương bỏ chạy sang Kinh
Bắc định mưu đồ khôi phục thì bị một tên bạn thân là Nguyễn Trang bắt,
nộp Tây Sơn. Không chịu được nhục, nửa đường, Đoan Nam vương khoét
rốn, tự tử.
Trước những biến cố lớn nó liên tiếp xảy ra như trên một màn ảnh, Lê
Duy Khiêm tuy đã trưởng thành và ở ngôi trừ bị, nhưng cũng cam tâm làm
người chứng bất lực ngồi nhìn quốc gia bước sâu mãi vào chỗ bại vong. Vì,
đã trên hai năm nay, họ Trịnh thu lấy cả chính quyền và binh quyền. Chàng
dù có tài năng cũng không thể thi thố gì được, bởi trong tay không có lấy
một tên quân và một miếng sắt.
Chàng và cả đến vua Lê cũng vậy, lại càng đành lòng hơn nữa, vì trong
cuộc Bắc phạt, Nguyễn Huệ thủy chung vẫn lấy danh nghĩa là diệt Trịnh
phù Lê và khi tới Vị Hoàng, Huệ có gửi trước ra cho vua Lê một tờ biểu
xưng thần, lời lẽ rất ôn hòa và thành kính.
Vua tôi nhà Lê có tin rằng tính mạng của họ sẽ gửi gắm được vào tay
tướng Tây Sơn không?