Chắc không, nhất là ở phía ngoài thành, các quan lại cũng như dân
chúng đã tìm chỗ chôn giấu của cải và bồng con bế cái đi lánh nạn ở các nơi
xa.
Bọn vô lại nhân cơ hội đón cướp ở các đầu đường. kiêu binh lúc ấy cũng
chạy tản mát mỗi tên một nơi. Dân gian tóm được tên nào, lập tức giết chết
để trả cái thù chúng đã hành hạ và khinh bỉ mình khi trước.
Đương lúc rối loạn, có một người béo tròn trùng trục, cởi trần chạy ra
cửa ô. Trong đám dân chúng có người gọi to hỏi:
- Thằng to bụng kia có phải là kiêu binh không? Nên bắt lấy nó mà đánh
chết đi!
Người bị đe dọa phải vội vàng lên tiếng:
- Không phải! không phải. Tôi là quan huyện Thọ Xương đây.
Dân chúng cời rộ lên:
- Rõ thực là quan huyện to bụng!
Rồi tha cho đi. Trong cuộc loạn ly này số kiêu binh bị dân chúng giết
chết có tới hàng ngàn. Tiếng kêu khóc với những vũng máu lênh láng ở vệ
đường góp thành một cảnh tượng làm cho kẻ bàng quan phải rùng mình sởn
gán. Cảnh tượng ấy sao khỏi có ảnh hưởng đến vua Lê và những người
hoàng phái, hiện vẫn tĩnh túc ở trong thành.
Tuy nhiên, người ta vẫn không rước nhà Vua đi trốn là vì hồi đó, Vua
Cảnh Hưng đã già yếu quá và đương có bệnh, sợ làm kinh động thì tính
mệnh của nhà Vua khó mà toàn được. Họ tôn thất và các thân thần đành cứ
liều mà ở lỳ trong nội điện. Quả nhiên, Nguyễn Huệ đã lo xa mà phái trước
một đội quân đến giữ chỗ cung khuyết được an toàn. Nhưng khi các hoàng
thân thấy quân Tây Sơn – tự phân biệt với quân Bắc Hà ở cái mũ đỏ - đứng