Chức và quyền
Từ khi quân Tây Sơn đi khỏi, Vua Chiêu Thống vẫn áy náy về cái ách
họ Trịnh cho nên những quan chế do Trịnh phủ đặt ra, nhà Vua nhất thiết
đổi đi cả, định dùng một ngọn bút mà xóa nhòa dĩ vãng. Vì theo ý ấy nên
những chức của Trịnh phủ như Tham tụng, Bồi tụng, Thiêm sai, Lục
phiên… đều đổi làm Bình chương, Đồng bình, Chương sự, Thiêm sự, Lục
bộ…
Sự cố gắng của nhà Vua lẽ tự nhiên là không có kết quả.
Vì, trong khoảng 200 năm nhiếp chính, họ Trịnh đã nảy ra những mầm
gốc rất kiên cố ở Bắc Hà. Những mầm gốc ấy là hàng vạn gia đình đời dời
lập nên công nghiệp và hưởng những bổng lộc của Trịnh phủ.
Muốn trừ được mầm gốc ấy, thế tất phải có một cơn giông tố lớn làm
rung chuyển cả xã hội Việt Nam. Nhưng Vua Chiêu Thống không phải là
người gây ra và làm chủ được những cơn giông tố như vậy thì những việc
hợp với tự nhiên thế tất phải xảy ra.
Trên đây mới là việc tranh vị, dưới này sẽ là việc tranh quyền.
Sự tranh giành đó cố nhiên không phải do Trịnh Bồng gây ra. Vì Bồng
cũng chỉ giữ một hư vị như nhà Vua mà quyền ở cả bọn cường thần ngu
dốt, danh là phục hưng nhà Chúa, nhưng sự thực là cầu lấy một chút tư lợi.
Người tranh quyền cho nhà Chúa là Thạc quận công Hoàng Phùng Cơ,
viên tướng bị thua quân Tây Sơn ở bến Thúy Ái.
Sau khi đã bỏ bảy người vừa con, vừa rể ở sa trường, cơ chạy lên Hưng
Hóa, nương nhờ một người thổ tù là Đinh Công Hồ. Quân Tây Sơn đi hỏi,
Vua Chiêu Thống cho triệu, Cơ lập tức mang quân về đóng ở Trường bắn,
còn mình thân vào chầu Vua trước và hầu Chúa sau. Công chúng thấy Cơ