vào Đinh Tích Nhưỡng. Nhưng lại cũng giữa hồi này, hào mục Hải Dương
được mật chỉ của nhà Vua vây đánh nhà họ Đinh ở Hàm Giang. Nhưỡng bất
đắc dĩ phải xin Yến đô vương cho về trấn thủ Hải Dương, nhưng vừa mang
quân về đến trấn thành đã bị các hào mục vây đánh rất gấp. Nhưỡng phải
đương đêm phá vòng vây mà chạy.
Hoàng Phùng Cơ thấy tình thế nguy bách, cũng kéo quân lên Sơn Tây
để giữ lấy mặt thượng du. Kinh thành phút chốc trở nên trống rỗng, dân
gian lại được dịp bồng con bế cái chạy chốn các nơi. Giặc cướp lại nổi lên,
tha hồ mà giết người vét của.
Để bảo vệ Hoàng thành, Vua Chiêu Thống phải sai các hoàng thân mang
lính mộ ra chia giữ các cửa và đi tuần suốt đêm ngày.
Duy có bọn Bùi Thì Nhuận, Dương Trọng Tế vẫn ngồi vững trong
vương phủ đạt giấy đi các nơi đòn đốc binh lương. Nhưng mệnh lệnh chỉ có
giá trị là một tập giấy bồi, dân không nộp binh lương nữa.
Yến đô vương bàn với Trọng Tế:
- Việc lớn hỏng rồi. Họa chăng có tài như Vua Thiếu Khang, tướng Thần
Mỹ thì mới cứu vãn lại được. Ta không biết tự lượng, chót đã làm Chúa;
ông vì trung thành quá mà ra làm quan. Nay gặp lúc tình thế nguy ngập như
thế này, ông nên cố lo dùm hộ mới được.
Liền đó, Vương sai Trọng Tế làm trấn thủ Thanh Hóa, mang quân vào
chống với Nguyễn Hữu Chỉnh. Trọng Tế bất đắc dĩ phải đi nhưng nghe nói
đến Cống Chỉnh thì giật mình thon thót. Quân tới cầu Giềng, Tế cho đóng
lại ngay, không dám tiến. Chúa Trịnh phải thúc giục, Tế mới lại tiến được
đến Bình Vọng thì nghe tin Chỉnh đã qua sông Thanh Quyết. Trọng Tế lo
sợ nói:
- Có chăng ông Thánh Gióng phục sinh thì mới đối địch được với nó.
Quân Thạc quận Liễn biết cơ đã chạy trước cả rồi. Ta là quan văn mà không