VUA LÊ CHIÊU THỐNG - BÁNH XE KHỨ QUỐC - Trang 9

Thái tử Duy Vĩ

Tại sao cái chết của một người – dù là chết oan và chết lối “bất đắc kỳ

tử” – đã được công chúng tin rằng có ảnh hưởng và gây ra một trạng thái
phi thường trong vũ trụ!

Muốn trả lời câu trên này, trước hết các bạn phải biết qua thân thế của

Đức ông Hoàng Trừ và địa vị Đức ông trên lịch sử Việt Nam giữa thế kỷ
XVIII.

Người mà công chúng quen gọi là Đức ông Hoàng Trừ tên thật là Lê

Duy Vĩ, con trưởng vua Lê Cảnh Hưng, hiện giữ ngôi Trừ Nhị

(1)

ở Bắc Hà.

Duy Vĩ vẻ người tuấn nhã và thông minh rất sớm. Tuy đã được kén làm

Thái tử, nghĩa là nắm vững cái phú quý trong tay, nhưng không đêm nào
chàng không đọc sách và thân yêu kẻ sĩ, cho nên trong nước, ai cũng kính
trọng và tin rằng tiền đồ của nước Nam sẽ ở trong tay một ông Vua minh
mẫn.

Minh đô vương phi là Nguyễn Thị Ngọc Vinh cũng mến tài đức của

Thái tử nên bàn với chồng, mang con gái yêu là Tiên Dung Quận chúa, gọi
gả cho chàng, để giữ trước cho con gái mình ngôi “mẫu nghi thiên hạ”.

Quận chúa có cái sắc đẹp thùy mị, lại học rộng và rất giỏi về văn thơ,

đính hôn với Thái tử tưởng không còn gì xứng đáng hơn nữa. Song hóa
công hình như hối hận là nếu đãi đôi thiếu niên mày một cách quá hậu, sẽ
mang tiếng bất công với muôn loài nên đã dành cho họ một cái kết quả rất
cay độc để giữ thế tương đương với những cái ân huệ mà họ được hưởng,
khi mới bước chân vào cuộc thế.

Nguyên, ngoài Tiên Dung Quận chúa ra, Minh đô vương còn có một

người con trai lớn (khác mẹ) tên là Trịnh Sâm. Sâm được lập làm Thế tử

(2)

,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.