thánh, mà ngay cả kẻ thù vĩ đại như nhà Hán, nhà Đường cũng không chiến
thắng nổi. Cho nên các khanh, những người có học thức, phải trước hết biết
quý trọng tiếng nói của dân tộc mình. Đành rằng cũng phải biết đến các
thứ tiếng nước ngoài, đê cho sự bang giao được thông suốt". Đại khái
những việc có quan hệ đến quốc hồn, quốc túy như sự mất còn của nước,
đều phụ thuộc vào sự hưng vượng của nền văn hóa dân tộc, đều được Nghệ
hoàng để tâm chăm sóc.
Lại nữa, Nghệ tông cũng xem xét cất nhắc người thân tín. Như vụ Nhật
Lễ đó, nếu như không có người tâm huyết phò giúp, chắc cơ nghiệp nhà
Trần đã nghiêng đổ. Bởi vậy, nhà vua đã lấy Lê Quý Ly làm khu mật viện
đại sứ. Vì hai người cô của Quý Ly đều lấy thượng hoàng Minh tông. Một
người sinh ra vua, một người sinh ra Cung Tuyên vương Kính là em cùng
cha khác mẹ với Nghệ tông.
Nghệ tông nhìn thấy nơi Quý Ly một con người vừa năng nổ, vừa thông
tuệ khác thường. Nói chuyện với Quý Ly, nhà vua như bị mê hoặc bởi các
mưu thuật mà Quý Ly bầy xếp Vả nữa, y là người khiêm nhường và luôn tỏ
hết lòng trung. Vì vậy Nghệ tông muốn cố kết Quý Ly thành tai mắt, thành
óc não của mình. Cũng là nhằm vào việc hưng thế nước cả thôi. Với đà ấy,
nhà vua lại thăng cho Nguyễn Nhiên làm nhập nội hành khiển hữu ty.
Nhiên là người không có học vấn, chữ nghĩa không thông Mỗi khi cần
thảo sớ, chương gì thì vua phải viết hộ.
Cũng như Quý Ly, Nghệ hoàng thăng chức cho Nhiên để kết chặt làm
tay chân thân tín, bởi trước Nhiên đã mật báo cho Nghệ hoàng trốn đi, khi
Nhật Lễ có âm mưu ám hại ông.
Nghệ hoàng cũng thăng cho hoàng tử Thúc Ngạc làm tư đồ, sau lại sai
đi coi trấn Thái Nguyên.
Để chọn người tài, năm Giáp dần (1374) nhà vua cho mở khoa thi, lấy
đỗ tam khôi: Đào Sư Tích trạng nguyên, Lê Hiến Phủ bảng nhãn, Trần
Đình Thâm thám hoa. Việc thi cử đều theo lệ cũ từ đời Thái tông.
Chu An về nghỉ ngơi nơi quê nhà mà lòng vẫn vấn vương nơi triều nội.
Không phải ông màng danh vọng, phú quý, mà ông muốn biết hiện tình đất
nước sẽ đổi thay theo chiều hướng nào. Số phận của đám lê dân sẽ trôi nổi