như bỏ ngỏ. Hiện thời Chiêm Thành đang ráo nết nhòm ngó miền châu
Hóa.
Điều tệ hại đáng nói nhất là lũ gian thần này mượn danh hoàng thượng,
để làm các việc mà nhìn bề ngoài thiên hạ cứ ngỡ là chúng làm vì hoàng
thượng. Nhưng kỳ thực các khoản chi tiêu cho hoàng thượng chỉ một phần,
còn vào túi chúng tới chín phần.
Để giữ nghiêm phép nước, nối dòng đại thống từ Thái tôn cao hoàng đế,
xin bệ hạ cho chém đầu bảy tên gian thần trên, và tịch thu sản nghiệp của
chúng sung quốc khố, để làm gương răn kẻ khác...
Đọc xong, thái hậu toát mồ hôi ướt đẫm cả mấy lần áo gấm. Mặc dù tiết
trời giá lạnh mà thái hậu cảm thấy như có lò lửa đốt ngay trong bụng, trong
ngực mình.
Giữa lúc thái hậu đang nổi cơn thịnh nộ thì tại cung Cảnh Linh, Dụ tông
vẫn say sưa hành lạc. Thình lình có kẻ đến báo, Dụ tông cùng bè lũ hoảng
hốt lên kiệu hấp tấp vào thẳng điện Thiên An.
Trông thấy Dụ tông mặt xám như chì, lại dẫn theo một bầy trong đó có
gần đủ mặt bảy tên mà Chu An xin chém, lửa giận nổi lên đùng đùng, Thái
hậu vỗ long án quát:
- Quan Tư nghiệp Quốc tử giám Chu An, dâng sớ xin chém bảy tên gian
thần, phạm nhiều tội đại ác. Ta y án! Giọng bà rít lên nghe ghê sợ - Nhưng
ta còn muốn chém tên thứ tám nữa kia - thái hậu chỉ vào Dụ tông đang quỳ
mọp, run bần bật - Hành án xong, triều đình sẽ nghị bàn lập vua mới! Nói
xong, bà ngã ngất lịm từ ghế cao gieo xuống thềm điện.
Lời thái hậu phán, như tiếng sét đánh vào điện Thiên An giữa một ngày
đông không mưa gió. Các triều quan đều nghi hoặc những người theo nhà
vua vào chầu muộn, hẳn là bọn bảy tên mà Chu An xin chém. Riêng Lê
Quát và Phạm Sư Mạnh thì không những không nghi ngờ gì bọn chúng, mà
chỉ thầm phục thầy mình nắm rất chắc tình hình nội trị trong. triều, và dám
đưa ra một bản án vô tiền khoáng hậu trong lịch sử cổ kim. Vì ai cũng thừa
biết bảy tên đó đang thao túng mọi mặt của triều đình. Các đài, sảnh, viện
chẳng qua chỉ là hình thức của một bộ máy cai trị, chứ thực sự quyền điều
hành công việc quốc gia đều nằm trong tay lũ gian thần ấy cả. Mà bảy tên