Hà Nội, thủ đô của các ngài đẹp vô cùng, kiến trúc nhà cửa, đền đài,
cảnh quan hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Rõ ràng đây là một nên
văn hóa triết học của phương Đông... Cảnh quan từ Tháp Rùa Hồ Gươm,
đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc... một quần thể kiến trúc hài hòa... Chúng tôi
đến thăm ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa một nền xanh bao la
của khu vực Ba Đình... hòa hợp kiến trúc với ngôi chùa Một Cột, đền Quan
Thánh... Nhưng khi đến tham quan Hồ Tây, chúng tôi xót xa quá... Cả cái
hồ Tây đẹp thế này, sao người ta lại xây nhà cao 5, 7 tầng bao quanh cái
hồ? Tôi tin rằng, rồi đây đất nước các ngài sẽ giàu có. Mỹ sẽ bỏ cấm vận,
các nhà tư bản sẽ vào đất nước các ngài để xây dựng. Nhưng xây dựng làm
sao đừng để mất đi bản sắc văn hóa Việt Nam. Còn ngược lại, thì đó là sự
phá hoại!
Thay lời kết
Có thể nói, cuộc đời Cụ Nguyễn Trọng Phấn buồn nhiều hơn vui. Sinh ra
từ gia đình có cha làm công chức thời Pháp thuộc. Đẹp trai, thông minh,
vốn sinh ngữ 5, 7 thứ tiếng: La tinh, Pháp, Anh, Nga, Hán, Nhật... Vậy mà
đường tình duyên của Cụ xem ra cũng không trọn vẹn.
Theo lời kể của vợ chồng người cháu nội Cụ, anh Nguyễn Trung Thành
cho biết: Người mà Cụ muốn lấy làm vợ là em gái cụ bà. Nhưng khi rước
dâu về nhà lại là cô chị (tức cụ bà bấy giờ). Trước hoàn cảnh trớ trêu như
vậy, chú rể Nguyễn Trọng Phấn rất đau lòng nhất quyết không cùng chung
chăn gối với người mà mình không yêu, mặc cho cha mẹ tìm mọi cách
thuyết phục.
Biết lòng con đã quyết, một hôm người cha đưa con trai ra trước bờ sông
nói:
Chuyện nhân duyên của hai con là do cha mẹ hai bên hứa hôn với nhau,
nhưng không ngờ cơ sự lại xảy ra thế này. Và cha mẹ cũng đã hết lời
khuyên nhủ, mà con thì nhất quyết không nghe. Giờ thì cha cũng chẳng thể