cho mỗi tên lính một mảnh giấy chứng nhận rằng họ đã thề và đã được
nhận vào làm lính nhà vua. Tướng từng đội lên trước, long trọng thề giữ
trung với nhà vua, rồi lần lượt đến quân lính, viên chủ lễ phát cho mỗi tên
một mảnh giấy biên chữ khác nhau, tùy theo giọng nói lúc tên ấy tuyên thệ.
Ai nói tiếng to, rõ ràng, quả quyết thì được chữ minh nghĩa là “rõ” Ai nói
nhỏ, giọng đục phải chữ bất minh nghĩa “không rõ”. Còn lại nói giọng vừa
phải thì được chữ thuận nghĩa là “thường” Những mảnh giấy ấy không phải
là vô giá đâu: vì mỗi người lính, đợi lễ tất, đem giấy về cho chủ tướng.
(Ông nào thề xong về ngay) thì được chủ tướng phát cho một chiếc áo vua
ban. Ai có chữ minh thì được hạng áo tốt và dài; ai có chữ thuận thì được
áo ngắn hơn bằng vải thường; ai phải chữ bất minh thi áo vải xấu và ngắn
nữa. Thành ra suốt một năm, người ta trông áo mà biết được người lính nào
trung nghĩa, tận tâm và được yêu quý trong hàng ngũ của nhà vua,
(Chương X, trang 34 - 36j
Nền thương mại của xứ Đàng Ngoài ở đầu thế kỷ thứ XVII
Người xứ Bắc, gần như không thông thương gì với nước ngoài vì ba lẽ
chính.
Lẽ thứ nhất vì họ không biết dùng địa bàn, không thạo nghề hàng hải;
không bao giờ dám ra xa bờ hay núi quá tầm mắt, Lẽ thứ hai thuyền họ
không bền được với sóng, bão, ván thuyền không đóng đinh, không có chốt
mà chỉ có đai buộc, mỗi năm là phải thay một lần. Lẽ thứ ba là vua không
cho dân ra nước ngoài, sợ rồi quen ở lại buôn bán làm thiệt mất thuế của
vua. Nhưng hàng năm, ngài cũng phái vài chiếc thuyền buôn sang Cao
Man, Xiêm La vì hai xứ này không xa Đàng Ngoài là mấy và thuyền buôn
cứ theo ven bờ mà đi không phải ra khơi.
- Tuy nhiên không ra khỏi nước Nam, nước này gồm có Đàng Ngoài và
Đàng Trong, bọn lái buôn bản xứ nhờ có thương cảng tiện lợi và nhiều nên
buôn bán cũng lớn và lợi lãi hàng năm gấp hai, gấp ba vốn mà không phải
chịu những sự bất trắc thường gặp trên mặt bể. Thật vậy, ở dọc bờ bể nước