hơn họ về một chỗ là khinh sự sống trong những lúc gian nguy và chiến
trận, vì không kể gì đến thân mình, người Nhật không sợ chết bất cứ bằng
cách nào.
Người Trung kỳ hiền lành và có lễ độ trong lúc nói chuyện hơn các dân
tộc khác ở Đông phương và họ coi sự giận dữ là một điều ô nhục tuy họ rất
tự cao. Các dân tộc Đông phương coi người Âu châu như những quân phàm
tục và tự nhiên kinh sợ ta đến nỗi khi thuyền ta ghé vào đất họ, họ trốn
tránh cả. Ở Trung kỳ thì trái hẳn lại: Dân Trung kỳ tranh nhau đến gần ta,
hỏi ta hàng nghìn câu, mời ta ăn với họ; nói tóm lại, đối với ta, họ dùng đủ
mọi điều lịch sự, nhã nhặn, thân mật. Tôi và các bạn đồng hành đã thấy như
thế khi chúng tôi mới vào xứ này lần đầu và người ta có thể nói là chúng tôi
đến giữa các bạn rất thân, biết nhau đã từ lâu...
Vì bản tính họ rộng rãi và phong tục dễ dàng nên họ ở với nhau rất có
hòa khí, cư xử với nhau ngay thực và chân thành như anh em ruột cùng
sống, cùng ở trong một nhà tuy họ chưa gặp nhau và biết nhau bao giờ. Và
họ coi là một người đê hèn, nếu kẻ nào giữ lấy ăn một mình một thức gì dù
bé nhỏ vụn vặt đến đâu mà không đem chia cho kẻ khác mỗi người một
phần. Họ có thảo tầm hay bố thí cho kẻ nghèo, chẳng bao giờ từ chối làm
phúc cho ăn mày vì họ coi như đã thiếu bổn phận nếu họ không cho, và lẽ
công bằng bắt buộc họ phải giúp đỡ.
Bởi thế nên một lần có mấy người ngoại quốc bị đắm tầu bơi được vào
một thương cảng Trung kỳ, không biết thổ ngữ để có thể hỏi xin những
thức cần dùng, chỉ phải học có mỗi một tiếng: Doii, nghĩa là tôi đói. Bởi vì
khi nghe thấy mấy người ngoại quốc than như thế và đi qua cửa nhà họ kêu
đói, thì người Trung kỳ đua nhau ra ngõ, tỏ vẻ ái ngại và cho mấy người đó
ăn...
Nhưng người Trung kỳ rộng rãi và sẵn lòng cho nhanh bao nhiêu thì khi
ngó thấy cái gì là lạ và hiếm, lập tức họ ham muốn và nói ngay: Scin
mocaii (nghĩa là cho tôi xin một vật kia). Và họ coi là một điều đại bất nhã
nếu ta từ chối, không cho họ một vật, dù hiếm, dù có giá, dù ta chỉ có một