XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVII - Trang 91

Sông Cái rất thuận tiện cho kinh thành; tất cả các hàng hóa, người ta

chuyên chở đến đây bằng thuyền bè đi lại khắp trong xứ, là bằng chứng của
sự hoạt động của toàn quốc. Các thương nhân có nhà cửa ngay tại làng
mình và không sống trên thuyền (như ông Tavernier đã thuật) trừ khi họ
phải đi xa.

Các thổ sản của xứ Đông Kinh

Trái cây: Cam, dừa, cùi bùi, bên Xiêm: dầu dừa thắp đèn; nước ngọt. Ổi

chín hay xanh đều làm săn ruột, gây bệnh táo. Đu đủ, cam, hồng, chuối, cây
đa.

Vải: vị ngọt, dáng đẹp; nhưng mùa vải không quá bốn mươi ngày; vào

khoảng tháng Tư dương lịch, lúc vải sắp chín, chúa Trịnh sai đóng dấu lên
trên những cây vải ngon nhất trong xứ, của ai cũng mặc, chủ cây phải giữ
và không được coi như của riêng của mình nữa, phải canh gác để khỏi có
kẻ bẻ trộm mà không được nhà nước trả của và đền công.

Nhãn: làm long nhãn; người Đông Kinh cho là nóng và độc; mơ, mận,

mít: mít dai ngon hơn mít mật.

Chuột, tổ yến, ba ba, dứa, chanh.

Tơ: Xứ Đông Kinh sản xuất ra được nhiều và người nghèo kẻ giàu đều

may quần áo lụa mặc, giá cũng rẻ như những hàng trúc bâu

[29]

ngoại quốc.

Hoa: Về hoa thơm, tuy không chuyên giồng hoa, tôi cũng biết được hơn

hai thứ. Nhưng tôi không ngửi thấy mùi thứ hoa mà họ gọi là “la bagne”.
Có một thứ hoa hồng cánh trắng và đỏ thẫm; một thứ nữa cánh trắng và
vàng mọc thành bụi không có gai nhưng cũng không có hương thơm cây
ông lão. Có thứ hoa tròn như các nụ giống như hoa (câpre) cây ông lão của
ta nhưng nhỏ hơn; thơm ngang tất cả các thứ hoa tôi biết và mười lăm ngày
sau khi hái vẫn còn đượm hương. Các bá quan dùng để ướp thơm quần áo.
Lan ở đây cũng có, nhỏ hơn lan Âu châu, cây hơi cao, hoa trắng, hương
thơm nhưng ngát quá.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.