và sự rách bán. Họ kể công cán họ trong quân đội và dọa sẽ làm những điều
quá độ nếu chúa không tăng lương và không ban thưởng tiền cho họ. Họ
khinh mạn quá lắm, đứng vây chặt lấy phủ chúa, đóng giữ dọc các ngả
đường, cố ý giam hãm chúa và ai ra vào trong phủ cũng phải xin phép
chúng.
Trong tình thế cấp bách ấy, chúa Trịnh họp bàn với các quan. Một ông
danh nho bàn nên thể lòng lính, vì nguyện vọng họ cũng vừa phải và có thể
chiều được; ông cho rằng muốn dẹp dân nổi loạn thì phải dùng quân, nhưng
để yên lòng quân nổi loạn thì chỉ có tiền bạc. Nhưng một ông danh nho
khác là ông Trạng Đàm, được mọi người kính trọng vì trí sáng suốt và địa
vị cao quý, nhưng tính rất quyết đoán và nóng nảy thì phản đối ý kiến trên
cho rằng nhân nhượng với một đám quân loạn là một điều khờ, tốt hơn là
bắt lấy mấy anh thủ xướng đem chém cổ như thế sẽ làm cho cả bọn ngạc
nhiên kinh hãi và thay đổi thái độ để lo kế an toàn. Chúa Trịnh nghe theo ý
kiến sau vì chúa không muốn mất tiền nhưng còn do dự.
Quân lính, có người do thám trong phủ mách cho biết, tức giận ông
Trạng Đàm quá chừng nên họ rình lúc ông ra khỏi phủ giữ lấy ông để hành
hình ông một cách hết sức độc địa và tàn khốc khi một đám đông điên dại
có thể nghĩ ra được. Họ lấy tay đấm, khuỷu tay thích đầu gối lên, chân đá
và giáo quạt giáng cho ông ngất đi, họ giày xéo lên người ông cho chết hẳn
rồi kéo xác ông qua các phố đến bãi cát gần kho khí giới để chặt và băm
thây ông ra làm nhiều khúc, nhiều mảnh. Sự tàn sát này kèm thêm nhiều sự
tàn sát các quan khác làm cho chúa Trịnh và các thị thần cuống quýt và lo
sợ đến chết đi được, nhiều người phải nấp vào góc cung xó tường, chui
xuống hầm hố để tránh cơn điên rồ của trận giông tố ghê gớm ấy, mặc chúa
Trịnh khiếp hãi một mình.
Tuy bọn loạn quân, có người sáng suốt đã biết rằng mình đi quá giới hạn
rồi (passer le Rubicon) không thể nào tháo lui được nữa và bàn với anh em
nên bấu lấy một chủ tướng để dìu dắt và giữ kỷ luật cho họ. Họ đề xướng